Lao động thất nghiệp sập bẫy đa cấp: Chiêu trò của 'CEO'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong những ngày học việc tại cơ sở Gold Star, PV Thanh Niên cùng hàng trăm người được N.T.Th (32 tuổi, quê Bến Tre - người đứng đầu tại Gold Star và nhiều chi nhánh khác) chia sẻ về cuộc đời và “đào tạo” kỹ năng kinh doanh để thành công.
N.T.Th được các nhân viên biết đến là từng học Đại học Y Dược, làm bác sĩ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, sau đó chuyển hướng kinh doanh hệ thống tại Công ty TNHH Caster City VN (trụ sở P.Hiệp Thành, Q.12, TP.HCM) và thành công với khối tài sản khổng lồ (?).
Sếp giàu có, thành đạt đi lên từ gian khó ?
Ngày thứ 5 học việc, PV Thanh Niên được dự buổi “học tập” mỗi tuần do “CEO” N.T.Th giảng dạy. Tại buổi học, căn phòng chứa khoảng 150 người, trong đó phần lớn người đến xin việc, nhân viên của cơ sở Gold Star (số 226/1 Lê Trọng Tấn, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, TP.HCM) và các chi nhánh tại Q.Tân Phú, Q.Bình Tân, Q.12. Phòng học đông đến nỗi nhiều người phải đứng bên ngoài cửa. Trong phòng bố trí một nhân viên kèm một người mới đi xin việc. Người mới được yêu cầu tắt điện thoại, không được quay phim, chụp ảnh. Những người đi xin việc được cho đi học để chuẩn bị đầu tư vào công ty thì tuyệt đối không được bắt chuyện, trao đổi với nhau.

Mỗi ngày tại cơ sở Gold Star có hàng trăm người đến phỏng vấn xin việc nhân viên văn phòng, siêu thị nhưng bị dẫn dắt vào kinh doanh đa cấp. Ảnh: Phan Thu Hoài
Mỗi ngày tại cơ sở Gold Star có hàng trăm người đến phỏng vấn xin việc nhân viên văn phòng, siêu thị nhưng bị dẫn dắt vào kinh doanh đa cấp. Ảnh: Phan Thu Hoài
Đúng 13 giờ 30 ngày 2.11, N.T.Th bước vào phòng trong sự hò reo cổ vũ. Sau khi chào hỏi và giới thiệu bản thân, Th. mở video “Tử huyệt thành công” và thao thao về quá trình khởi nghiệp từ nghèo khó tới lúc đạt được thành công như hiện tại. Th. nói các nhân viên của công ty hầu hết đều học y dược ra và về cống hiến cho công ty, đạt được nhiều thành tựu. Th. khoe độ giàu có của mình “có 4 chiếc xe máy, 2 chiếc ô tô, 1 ô tô vừa mua 800 triệu đồng, vừa xây nhà 5 tỉ đồng”. Th. nói bao nhiêu, ở dưới người hò reo cổ vũ bấy nhiêu, nhiều người tỏ ra ngưỡng mộ trước độ giàu có của Th.
Không dừng lại đó, Th. nói, năm 2019, công ty mở nhà máy đầu tiên tại Q.12 để sản xuất nước giặt, nước xả, hàng tiêu dùng. Đến tháng 5.2022, công ty vừa mua 1 nhà máy hơn 25 tỉ đồng, mới nâng cấp vốn lên 40 tỉ đồng, mở spa đầu tiên ở đường Phan Văn Trị. Th. cho hay ở bên trong có studio cho khách chụp ảnh, tầng trệt là spa, tầng 2 là phòng nghiên cứu và nhận những lô đặt hàng mỹ phẩm. Hiện công ty có 16 chi nhánh, sắp tới mở thêm 2 chi nhánh nữa. Công ty có nhà máy đặt ở Bình Dương.
Trong buổi “giảng dạy”, Th. liên tục đưa ra các câu chuyện, dẫn chứng tại sao nên kinh doanh hệ thống, nói về cách sử dụng tiền của các tỉ phú nổi tiếng thế giới. Th. vẽ ra những buổi được học với các diễn giả mà giá bình thường có thể lên đến 20 triệu đồng/buổi, kể về các dịp được đi chơi xa, gala dinner… với quy mô lên đến hàng nghìn người ở các khách sạn 4 sao, 5 sao lớn của TP.HCM, những bữa ăn và buổi tôn vinh xa xỉ hoàn toàn miễn phí và những lần bốc thăm trúng thưởng được cả cây vàng. Mọi người càng hò reo, Th. càng được nước chia sẻ: “Sắp tới có buổi học của diễn giả Lê Hoài Phương, nếu những bạn mới có thể hoàn thành điều kiện để vào làm ở công ty thì sẽ được học lớp này, và cuối năm được một vé bốc thăm trúng thưởng với nhiều giải thưởng giá trị lớn…”. Th. cho biết tất cả sản phẩm công ty sản xuất do chính đại tá, giáo sư, nguyên là viện phó viện thực phẩm chức năng VN sáng chế.

Nhân viên tại cơ sở Gold Star tham gia buổi học kỹ năng làm giàu của “diễn giả” tên Th. Ảnh: CTV
Nhân viên tại cơ sở Gold Star tham gia buổi học kỹ năng làm giàu của “diễn giả” tên Th. Ảnh: CTV
Th. nói tiếp, muốn thành công chỉ có 2 cách, một là có nhiều tiền, hai là có nhiều người làm việc với mình, phải có vốn mới tập trung mọi người lại với nhau được. “Phi thương bất phú, không ai làm công giàu bằng người làm chủ, làm công lương 80 triệu đồng/tháng vẫn là người làm công. Bạn chỉ cần tích lũy và sử dụng đủ 15,8 triệu đồng có quyền kinh doanh, còn không đủ cũng có quyền kinh doanh ở công ty nhưng sẽ không được chiết khấu. Nếu bạn đủ thì được chiết khấu, được hưởng quyền lợi và được kết nối hệ thống để làm việc”, Th. nói và liên tục khuyên mọi người có tiền nên đầu tư vào công ty, không nên gửi ngân hàng hay mua trái phiếu vì rất rủi ro và dễ mất giá.
Sau buổi “giảng dạy” của Th., nghe những lời hoa mỹ, hô hào quyết tâm, nhiều người xin việc đã đóng tiền mua gói sản phẩm đầu tiên để đủ điều kiện đầu tiên làm việc tại đây.
Không đầu tư sản phẩm thì không cho đi làm
Sau buổi “học tập” của “CEO” Th., Trưởng phòng Nguyễn Duy Tính và nhân viên Duyền của Công ty Gold Star tiếp tục “kèm cặp” riêng PV để gây áp lực, bày cách xoay cho bằng được 15,8 triệu đồng để đầu tư gói sản phẩm tại công ty. Duyền cho biết: “Ở phía bắc có nhiều cơ sở, sếp lớn ở miền Bắc cũng thỉnh thoảng vào trong này thăm anh em, còn bình thường hay đi họp với các quan chức trên bộ. Đưa các cơ sở ra miền Trung đang là tham vọng của các sếp, có thể trong năm sau sẽ mang chi nhánh ra miền Trung”. Duyền liên tục nhắc đi nhắc lại những lợi ích khi đóng tiền sớm để được tham gia các buổi học và đi du lịch. Duyền ra “tối hậu thư” trong buổi học thứ 6, PV phải đóng tiền mua gói sản phẩm, nếu không sẽ khỏi đến công ty nữa.

Nhân viên tại cơ sở Gold Star “vẽ” các dự án và chia hoa hồng để thuyết phục PV tham gia đầu tư đa cấp tại đây. Ảnh: PHAN THU HOÀI
Nhân viên tại cơ sở Gold Star “vẽ” các dự án và chia hoa hồng để thuyết phục PV tham gia đầu tư đa cấp tại đây. Ảnh: PHAN THU HOÀI
Ngày học thứ 6 (3.11), PV Thanh Niên chưa có tiền đóng và vẫn lên công ty để học việc. Duyền dẫn PV lên tầng 2 tiếp tục gặp Trưởng phòng Tính để nói chuyện. Nghe PV nói chưa xoay được tiền để đóng, lúc này Tính bắt đầu lên giọng, dọa không cho PV cơ hội làm việc nữa. Tính yêu cầu PV bán xe hoặc vay nợ để xoay tiền, hạn đến 13 giờ ngày 3.11 bắt buộc phải có đủ số tiền hoặc một nửa, nếu không thì mất cơ hội làm việc. “Đã quyết tâm làm thì sớm muộn gì cũng phải làm, em mượn của bố mẹ trước rồi cuối tuần mượn tiền của chị gái trả cho bố mẹ. Trước anh cũng không có tiền, phải bán xe máy rồi mới thành công được như bây giờ. Thấy em nhanh nhẹn, anh hứa trong 1 tháng có thể cho em lên làm quản lý, quan trọng là giờ em phải có suất được làm nhân viên chính thức”, Tính nói. Lúc này, PV vẫn nói phải đợi đến cuối tuần mới có tiền, Tính lớn giọng: “Anh chỉ cho em đến hạn là 13 giờ chiều nay thôi. Nếu chiều nay không có tiền thì em sẽ phải nhường cơ hội làm việc cho những người khác”.
Thấy PV khóc vì sợ hãi và lo lắng, Duyền đưa PV đến gặp phó phòng tên Hồng. Hồng trấn an PV không cần lo lắng, chỉ cần tìm mọi cách xoay tiền là được. PV nói sẽ cố gắng xin từ chị gái, Hồng nói: “Em không được nói là xin, em phải nói là mượn. Mình mượn để đầu tư làm ăn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều”.
Chiều cùng ngày, PV nói có tiền nhưng phải để người nhà lên đóng, Duyền tỏ ra gay gắt và không đồng ý. “Công ty sao lại tùy tiện cho người nhà ra vào được, lỡ người nhà em lên quậy thì sao, công ty làm ăn đàng hoàng chứ có phải gì đâu mà cho người nhà của em vào được”, Duyền nói. Khi PV thắc mắc sao công ty làm ăn đàng hoàng, ai cũng giàu có mà lại sợ người nhà quậy thì Duyền im bặt, không trả lời. Sau đó, nhân viên và quản lý tại đây “kèm cặp” PV ra cổng lấy xe ra về và không quên dặn dò: “Về nhà xoay đủ tiền rồi quay trở lại, anh chị tạo điều kiện cho đi làm, không có tiền thì đừng đến đây nữa”.
Vậy “CEO” N.T.Th là ai? Các cơ sở, công ty nói trên có dấu hiệu hoạt động đa cấp và có mối liên kết như thế nào? (còn tiếp)
Theo Công Nguyên - Thu Hoài (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Khơi dậy ý chí, khát vọng thoát nghèo - Kỳ 1: Những “đốm lửa hồng” nêu gương trong việc khó

Những năm qua, nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, an sinh xã hội, ba chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), giảm nghèo bền vững, những chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được triển khai sâu rộng.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Tượng đài “Chiến sĩ bất khuất Vĩnh Trinh” ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là một trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Phan. Ảnh: Tư liệu

Ký ức vỡ

Những gì không lặp lại sẽ dễ lãng quên. Người thân cũng thế, ký ức về một ai đó, sau thời gian dài không gặp sẽ bị im lìm, đóng băng. Một phần nào trong ký ức tôi tưởng chừng như thế, đã im ngủ hơn 14 năm qua tính từ ngày anh từ bỏ cõi trần gian phiền muộn này.

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Mưu sinh truyền đời ở Chợ Lớn - Kỳ 5: Những thợ bạc danh tiếng

Nhà văn Sơn Nam từng hóm hỉnh: "Là nhà văn thì phải chấp nhận nghèo, nếu viết văn để làm giàu thì ở Sài Gòn, dân Chợ Lớn làm hết rồi, không tới mình đâu". Tất nhiên, "ông già Nam bộ" chỉ nói đùa nhưng chuyện dân Chợ Lớn làm đủ mọi ngành nghề và đều ăn nên làm ra là có thật. Trong đó có nghề thợ bạc.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 2: “Nữ hoàng” sắc hương giữa môi trường sinh thái

Nông gia Nguyễn Đáp sinh ra, lớn lên và tạo lập cơ nghiệp trên những thửa rau, hoa bậc thang của thành phố cao nguyên Đà Lạt, hiện đang chạm ngưỡng tuổi lục thập vẫn dốc tâm sức và tiền vốn để bổ sung “công năng” trên từng diện tích đất nông nghiệp của mình.

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Khơi sáng những miền quê đáng sống - Bài 1: Hoa trời Âu “phát sáng” góc trời Ðà Lạt

Trên nền tảng dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao, vùng đất Nam Tây Nguyên Lâm Đồng đã và đang mở rộng những miền quê tập trung tạo ra những mặt hàng có giá trị khác biệt, trong đó nổi trội với sản phẩm du lịch cộng đồng gắn xây dựng NTM, phát triển làng nghề ở địa phương.

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

Người Thái Bình bên dòng sông Ba

(GLO)- Mỗi chiều, nhìn đàn cò trắng bay về ngang dòng sông Ba mênh mang sóng nước, ông Nguyễn Văn Để (86 tuổi) lại bâng khuâng nhớ về quê nhà. Tròn 40 năm rời quê hương Thái Bình vào vùng đất Krông Pa định cư, nỗi nhớ nguồn cội vẫn dâng đầy trong ông khi bắt gặp hình ảnh thân thuộc như vậy.

Đời chìm nước nổi…

Đời chìm nước nổi…

Thời điểm này, khu vực biên giới Tây Nam đang đỉnh lũ. Mùa nước nổi năm nay lượng nước sông Mê Kông đổ về Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn trung bình nhiều năm trước. Mùa nước nổi là lúc người dân vùng biên thức thâu đêm giăng lưới, thả câu tận hưởng lộc trời.