Lao động thất nghiệp sập bẫy đa cấp: Bộ Công thương đề nghị công an vào cuộc điều tra

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Liên quan đến những dấu hiệu kinh doanh đa cấp trá hình tại Công ty TNHH Caster City VN mà Báo Thanh Niên phản ánh, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa có công văn gửi Công an TP.HCM đề nghị xác minh, điều tra xử lý.
Bộ công thương 2 lần đề nghị xử lý
Ngày 1.12, ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (viết tắt Cục CTBVNTD, Bộ Công thương), cho biết cơ quan này vừa có công văn đề nghị Công an TP.HCM xác minh, điều tra theo thẩm quyền đối với những dấu hiệu hoạt động đa cấp trá hình, lừa đảo xảy ra tại Công ty TNHH Caster City VN (viết tắt Công ty Caster City, Q.12, TP.HCM) mà Báo Thanh Niên phản ánh những ngày qua.
Theo ông Tuấn, Cục CTBVNTD chưa cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp có tên là Công ty Caster City, trụ sở tại TP.HCM.

 
Ông Tuấn cho biết các phương thức hoạt động của Công ty Caster City được Báo Thanh Niên phản ánh là những dấu hiệu về việc hoạt động đa cấp trá hình. Trước đó, từ năm 2021, Cục CTBVNTD đã nhận được nhiều phản ánh, đơn thư tố cáo của người dân liên quan đến những hoạt động bán hàng đa cấp trái phép của Công ty Caster City. Tháng 4.2021, cục này đã có công văn và chuyển toàn bộ đơn thư tố cáo của người dân cho Công an TP.HCM điều tra xử lý theo thẩm quyền.
Ông Tuấn cho rằng hiện có nhiều công ty không đăng ký với Bộ Công thương để được cấp phép bán hàng theo phương thức đa cấp, nhưng vẫn trá hình hoạt động với những chiêu thức tinh vi. Theo ông Tuấn, để tránh sa vào bẫy đa cấp trá hình dẫn đến mất tiền, người dân trước khi đầu tư vào công ty nào đó phải có kiến thức về đa cấp, tham khảo thông tin trên các kênh chính thống. Khi đi tìm việc, người lao động cần tỉnh táo nhận biết các chiêu thức của đa cấp lừa đảo để né tránh ngay từ đầu. Người dân đã và đang là nạn nhân của đa cấp trá hình thì nên đến công an làm đơn tố cáo, cung cấp chứng cứ để điều tra xử lý.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề nghị rà soát
Giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM Lê Văn Thinh cho biết thời gian qua, Sở LĐ-TB-XH đã đề nghị Phòng LĐ-TB-XH TP.Thủ Đức và quận, huyện phối hợp với cơ quan trên địa bàn rà soát các điểm hoạt động dịch vụ việc làm không có giấy phép và có biện pháp xử lý; vận động người dân không cho thuê mướn địa điểm hoạt động khi không có giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm; thông tin danh sách đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm có giấy phép hoạt động và tổ chức phiên, sàn giao dịch việc làm để người lao động tiếp cận các kênh thông tin tuyển dụng khi có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
Sở LĐ-TB-XH TP.HCM khuyến cáo công nhân lao động cần tìm kiếm thông tin tuyển dụng ở các trung tâm dịch vụ việc làm uy tín. Hiện có 125 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được Sở cấp phép và danh sách này được đăng tải trên cổng thông tin của đơn vị.
Theo Công Nguyên - Lê Trọng - Phan Thu Hoài (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.