Lãnh tụ Fidel Castro và những khoảnh khắc lịch sử

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cựu Chủ tịch Fidel Castro mãi là tượng đài lịch sử về tinh thần đoàn kết, giải phóng dân tộc của nhân dân Cuba và nhân dân những nước bị áp bức, bóc lột trên thế giới.

 

.

Fidel Castro: Từ anh hùng dân tộc đến huyền thoại thế kỷ XX: Cựu lãnh tụ Cuba Fidel Castro vừa qua đời ở tuổi 90, kết thúc một cuộc đời biến động, gắn liền với những biến cố quan trọng của nhân loại trong thế kỷ XX.

 

11
Fidel Castro sinh ngày 13-8-1926 tại nông trang Manacas, thuộc thành phố Biran, tỉnh Oriente, Cuba. Xuất thân từ một gia đình giàu có, nhưng ông Fidel lại chọn con đường cách mạng để tìm lại công bằng cho nhân dân lao động. Tên tuổi của ông gắn liền sự nghiệp giải phóng dân tộc Cuba. Ảnh: Trinity.  
22
Ông hoạt động cách mạng kể từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Chủ tịch Castro tốt nghiệp khoa Luật và khoa Xã hội tại ĐH Lahabana. Ảnh: Local10.  
33
Ông Castro (đứng giữa) là một trong số ít nhà lãnh đạo đã đi vào huyền thoại và trở thành biểu tượng lịch sử khi còn sống. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc. Năm 1953, vị lãnh tụ đã đứng lên cầm vũ khí chống lại chế độ độc tài của Tổng thống Fulgencio Batista. Ảnh: NYTimes.
44
Khi bị chính quyền của Tổng thống Fulgencio Batista bắt và phải ra tòa năm 1953, lãnh tụ Fidel Castro đã có bài tự bào chữa nổi tiếng với tên gọi "Lịch sử sẽ bào chữa cho tôi". Sau khi ra tù, lãnh tụ cách mạng Fidel Castro đã thành lập lực lượng du kích có tên là Phong trào 26-7, phát huy những lý tưởng cách mạng ở Cuba bấy giờ. Ảnh: Reuters.
55
Ông Castro nói chuyện với đội quân du kích gồm 9.000 thành viên trước ngày tiến vào thủ đô Havana, buộc nhà độc tài Batista phải rút chạy. Ngày 1-1-1959, cuộc cách mạng Cuba giành thắng lợi, ông Fidel Castro lên nắm quyền, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử Cuba. Sự kiện này đưa Cuba bước sang trang mới độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội, khích lệ các dân tộc đang bị áp bức bóc lột vùng lên đấu tranh tự giải phóng. Ảnh: NYTimes.
66
Ông Castro trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba năm 1965. Từ năm 1976, ông được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng. Ông đã xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa ngay sát bờ nước Mỹ, nước chống kịch liệt phe xã hội trong những năm Chiến tranh Lạnh kể từ những năm 1950 cho tới đầu 1990.
Ảnh: NYTimes.
77
Suốt 5 thập kỷ, ông đã nhiều lần vượt qua các âm mưu tấn công, ám sát do nhiều đời tổng thống Mỹ tiến hành. Ông Fidel đã trải qua 9 đời tổng thống Mỹ khác nhau và năm 1961, ông đánh bại âm mưu tấn công Cuba của Cơ quan Tình báo Mỹ (CIA) trong sự kiện Vịnh Con Lợn. Bên cạnh đó, ông còn có nhiều đóng góp trong việc khiến Cuba thoát khỏi cái bóng của Mỹ, không còn là nơi của người Mỹ giàu có tới nghỉ mát, giải trí và đưa Cuba trở thành tiền đồn cách mạng của các nước Mỹ Latin. Ảnh: Reuters.
88
Nhà lãnh đạo Fidel Castro có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với Việt Nam. Trong lúc chiến tranh diễn ra ác liệt, ông Fidel là nguyên thủ quốc gia đầu tiên và duy nhất đến thăm một vùng giải phóng của miền Nam Việt Nam. Đây là nguồn cổ vũ to lớn, thể hiện tình cảm đặc biệt của ông và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp giải phóng và độc lập dân tộc của nhân dân ta. Trong ảnh, Chủ tịch Fidel gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Việt Nam lần thứ 3 vào tháng 2-2003. Ảnh: Getty.
99
Nhà lãnh đạo Fidel Castro chơi bóng cùng huyền thoại bóng đá Maradona tại cuộc phỏng vấn ở Havana. Sau 50 năm chèo lái đất nước, ngày 18-2-2008, ông tuyên bố thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Tổng Tư lệnh quân đội Cuba. Người dân Cuba luôn dành tình cảm yêu mến đặc biệt cho vị lãnh tụ và coi ông là người cha già của dân tộc. Ảnh: Reuters.
10
Ngày 15-11, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng các thành viên cao cấp của đoàn Việt Nam đã đến chào lãnh tụ Cuba Fidel Castro. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đồng chí Fidel Castro nhấn mạnh cần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ anh em truyền thống đặc biệt giữa hai nước, nhắc lại những ấn tượng sâu sắc trong các chuyến thăm Việt Nam của vị lãnh tụ. Ảnh: Reuters.
aa
Sau khi thôi giữ các chức vụ chính thức, ông Fidel vẫn tiếp tục đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa đất nước Cuba ngày càng phát triển. Ông Fidel được coi là người có ảnh hưởng lớn trong việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ khi có nhiều động thái cứng rắn với chính quyền Tổng thống Obama. Không còn giữ vị trí lãnh đạo ở đất nước, ông thường xuyên viết các bài bình luận về các vấn đề của thế giới và gặp các nhà lãnh đạo nước ngoài khi họ tới thăm. Ảnh: Reuters.
12
Đài truyền hình Quốc gia Cuba phát thông báo cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro qua đời vào lúc 22 giờ 29 phút (giờ địa phương) ngày 25-11, hưởng thọ 90 tuổi. Theo AFP, thi hài ông Fidel sẽ được hoả táng vào ngày 26-11. Ông Fidel qua đời để lại niềm tiếc thương lớn với nhân dân Cuba và toàn thế giới về người anh hùng của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Mỹ Lantin.
Ảnh: Reuters.
.

Lãnh tụ Cuba Fidel Castro thăm Việt Nam: Nhà lãnh đạo Fidel Castro có mối quan hệ thân thiết, gần gũi với Việt Nam và từng 3 lần tới thăm chính thức Việt Nam.



Theo news.zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Nghề của niềm đam mê

Nghề của niềm đam mê

Ở xã Nghĩa Hiệp (Tư Nghĩa), nhiều người biết anh Mai Ngọc Trương Vinh (35 tuổi), bởi anh nổi tiếng với nghề đúc chậu hoa, cây cảnh, có hoa văn, họa tiết độc đáo.

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.