Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 sắp diễn ra, lãnh đạo ASEAN sẽ đặt vấn đề Biển Đông lên bàn nghị sự.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và Người phát ngôn của Bộ Lê Thị Thu Hằng tại họp báo - Ảnh BNG
Chiều 23.6, Bộ Ngoại giao đã tổ chức họp báo về Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng. Do Covid-19, Hội nghị dự kiến diễn ra tại Đà Nẵng vào tháng 4 đã phải lùi thời điểm tổ chức đến 26.6 tới, và đã phải tổ chức bằng hình thức trực tuyến.
Ngoài các trụ cột trong xây dựng Cộng đồng ASEAN, cùng đối phó Covid-19 và phục hồi kinh tế hậu Covid-19, Biển Đông cũng luôn là một vấn đề trọng tâm trong các chương trình nghị sự của ASEAN.
Tại cuộc họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về diễn biến phức tạp hiện nay trên Biển Đông và phản ứng của các nhà lãnh đạo ASEAN tại hội nghị cấp cao lần này, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, trong các cuộc làm việc của các nước ASEAN đều có nội dung trao đổi về tình hình trong khu vực và thế giới.
“Khi đó, lãnh đạo ASEAN sẽ không lẩn tránh trao đổi về nội dung này. Nói cách khác, tất cả các vấn đề diễn ra trong thực tế sẽ được đặt lên bàn nghị sự của ASEAN”, ông Dũng cho biết.
Với câu hỏi khác về khả năng nối lại đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trong khuôn khổ hội nghị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, nội dung này không được đặt ra dịp này.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, đến thời điểm này, đáng tiếc là do dịch bệnh Covid-19 bùng phát, từ đầu năm 2020 đến nay chưa có cuộc họp nào về COC được tổ chức. Cuộc họp gần nhất là tháng 10 năm ngoái tại Đà Lạt, khi đó, các nước tham gia đã sẵn sàng bước vào vòng đàm phán văn bản dự thảo về COC.
Cũng theo Thứ trưởng Dũng, ngày 1.7 tới sẽ có cuộc họp cấp SOM (quan chức cấp cao) giữa ASEAN và Trung Quốc, tuy không phải về COC hay DOC, nhưng cũng là cơ hội để nhắc đến việc này, và tính đến việc khởi động lại đàm phán COC.
Trả lời câu hỏi của truyền thông về việc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tạo ra thách thức gì cho ASEAN, Thứ trưởng Dũng cho biết : Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, như Mỹ và Trung Quốc, ngày càng căng thẳng, thể hiện ở nhiều lĩnh vực, khía cạnh khác nhau và tạo nên sự căng thẳng chung cho cả thế giới, gây khó khăn trong ứng xử với tất cả các nước. Đó cũng là 1 thách thức với ASEAN.
Cạnh tranh nước lớn cũng đặt ra vấn đề chia rẽ quan điểm, đặt ra nguy cơ các nước có thể phải chọn bên. ASEAN đã thống nhất sẽ không chọn bên mà chọn lợi ích của ASEAN. Với quan điểm như vậy, ASEAN có lập trường riêng với các vấn đề, ó tài liệu giới thiệu về lập trường quan điểm này. Đó là cách ASEAN giữ vai trò trung tâm của mình. Tinh thần đó sẽ tiếp tục được giữ trong hội nghị này cũng như hội nghị 37 tới.
Về chương trình của Hội nghị cấp cao ASEAN 36, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho biết, hội nghị sẽ diễn ra 1 ngày với lễ khai mạc bắt đầu từ 8 giờ 15 sáng 26.6, theo hình thức họp trực tuyến, và kết thúc với phiên họp báo vào 18 giờ 30 cùng ngày do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Những ngày qua đã và đang diễn ra các phiên họp trù bị của lãnh đạo các lãnh đạo cấp cao ASEAN (SOM), phiên họp hẹp của các tiểu ban…
Các cơ quan đã chuẩn bị 9 văn kiện để trình lên hội nghị cấp cao, trong đó, hội nghị dự kiến thông qua tuyên bố chung về tầm nhìn của ASEAN (theo chủ đề chủ động gắn kết và thích ứng), tuyên bố về việc tăng quyền năng cho phụ nữ trong kỷ nguyên số…
Trao đổi các vấn đề báo giới đặt ra tại cuộc họp báo, trước hết, về chủ đề “chủ động gắn kết và thích ứng”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, khi xây dựng chủ đề này, thế giới chưa xuất hiện dịch Covid-19.
Việt Nam đề xuất chủ trương gắn kết và thích ứng vì nhận thấy, trong thời điểm hiện tại, đoàn kết, gắn bó chính là yếu tố quyết định cho thành công của ASEAN. Bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của Mỹ - Trung quốc cũng như sự phát triển nhanh chóng của công nghệ… đặt ra yêu cầu gắn kết các nước ASEAN.
“Chúng tôi đâu có nghĩ quyết định chủ đề ASEAN 36 xong thì không chỉ khu vực mà cả thế giới phải đối mặt ngay với thách thức to lớn là dịch bệnh Covid-19. Nhưng điều đó cho thấy chủ đề được đặt ra rất đúng, phù hợp. 6 tháng qua, hợp tác của ASEAN luôn hướng theo tinh thần gắn kết và chủ động thích ứng, đã tạo ra hiệu quả, ASEAN trở thành hình mẫu cho các hoạt động hợp tác quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh.
(GLO)-"Hôm nay là khoảnh khắc đặc biệt, duy nhất sẽ không bao giờ xảy ra. Cả trong lịch sử Nga, Belarus và Ukraine, cũng như trong lịch sử thế giới, đặc biệt là châu Âu. Câu hỏi duy nhất là phải làm gì. Tất cả các bạn đều hiểu và biết rằng chỉ có một cách thức – đó là đàm phán. Đàm phán không có điều kiện tiên quyết", ông Lukashenko nói trong bài phát biểu trước người dân Belarus và các nhà lập pháp hôm 31/3.
(GLO)-Với sự phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực và thế giới, Trung Quốc ngày càng tỏ rõ vai trò quan trọng trong cộng đồng quốc tế, nhất là sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ 3.
(GLO)-Theo CNN đưa tin ngày 30/3, ông Trump sẽ trở thành cựu Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ bị truy tố hình sự. Diễn biến này có thể tác động đáng kể đến chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông Trump, trùng với thời điểm xét xử vụ án.
(GLO)-Theo trang tin tiếng Nga RTVI, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Galuzin ngày 29/3 đưa ra kế hoạch hòa bình 10 điểm nhằm chấm dứt chiến sự ở Ukraine.
(GLO)-Theo Reuter đưa tin, ngày 28/3, các liên đoàn lao động Pháp kêu gọi Tổng thống Emmanuel Macron dừng kế hoạch tăng tuổi hưu, trong khi các đợt biểu tình mới lại nổ ra. Kể từ tháng 1 đến nay, các công đoàn Pháp đã tổ chức 9 đợt biểu tình trên toàn quốc.
(GLO)-Sau vụ xả súng vào trường học gần nhất, Tổ chức phi lợi nhuận Lưu trữ Bạo lực Súng đạn (GVA) thống kê: Từ ngày 1/1 đến ngày 28/3, tổng cộng có 131 vụ xả súng hàng loạt tại Mỹ, làm 4.245 người thiệt mạng, trong đó có 59 trẻ em dưới 12 tuổi.
(GLO)-Theo Newsweek, trong bài đăng tải trên trang cá nhân mới đây, cựu Tổng thống Mỹ Donal Trump quy trách nhiệm cho chính quyền Tổng thống Mỹ Biden về "tình hình này"- ý chỉ đối đầu khi Nga tung vũ khí hạt nhân chiến lược ở Belarus.
(GLO)-Mới đây, đài RT dẫn lời ông Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có thể được đưa đến Belarus sớm nhất vào mùa hè năm nay, đánh dấu lần đầu tiên từ thập niên 1990 vũ khí này được triển khai ngoài lãnh thổ Nga. Vũ khí đưa đến Belarus nhưng sẽ do lực lượng Nga quản lý.
(GLO)-Ngày 24/3, Thủ tướng Tây Ban Nha phát biểu thế giới cần nghiên cứu đề xuất của Trung Quốc về kế hoạch hòa bình cho Ucraine, trước khi ông Pedro Sánchez Castejón thực hiện chuyến thăm Bắc Kinh vào tuần tới.
(GLO)-CNN hôm 23/3 dẫn số liệu thống kê từ chính quyền Bắc Kinh cho hay, từ năm 2021 – 2022, dân số thành phố đã giảm từ 21,88 triệu người xuống 21,84 triệu người. Đây là lần đầu tiên trong vòng 19 năm trở lại đây, Bắc Kinh ghi nhận tình trạng dân số giảm.
(GLO)-Ngày 23-3, cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói với truyền thông trong nước rằng ICC - tổ chức mà các quốc gia bao gồm Nga, Trung Quốc và Mỹ không công nhận - là một "tổ chức phi pháp lý" chưa bao giờ làm được điều gì đáng kể.
(GLO)-Theo Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây, nhu cầu để Ukraine tái thiết và phục hồi đã tăng lên tới 411 tỷ USD, chỉ sau một năm Nga tấn công nước này. Khoản kinh phí khổng lồ nêu trên thể hiện tại cáo cáo được thực hiện bởi Kiev, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên hợp quốc.
(GLO)-Trước đề xuất của ông Wolfgang Ischinger, nhà ngoại giao Đức về việc thành lập một nhóm trung gian với nòng cốt là Mỹ, Anh, Pháp và Đức để tìm cách chấm dứt khủng hoảng Ukraine, ngày 21/3, Bộ Ngoại giao Nga cho rằng, sáng kiến này khó đi đến kết quả.
(GLO)-Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 21/3, người phát ngôn phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói: “Chúng ta đã thấy cách mà hai quốc gia này phát triển mối quan hệ gắn bó như thế nào trong nhiều năm qua”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc hội đàm chính thức vào ngày 21.3. Nội dung cuộc hội đàm nhằm củng cố mối quan hệ sâu rộng giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quân sự.
(GLO)-Báo cáo được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc (IPCC) công bố hôm 20/ 3 ‐ chắt lọc từ 10.000 trang báo cáo của hơn 1.000 nhà khoa học - cho thấy thế giới có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu khí hậu là hạn chế sự nóng lên ở mức 1,5⁰C so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
(GLO)-Trong 3 ngày thăm Nga kể từ 20/3, sau khi được đón tiếp tại điện Kremlin, ông Tập Cận Bình và ông Putin sẽ thảo luận những vấn đề quan trọng nhất trong chương trình nghị sự công khai.
(GLO)-Ngày 17/3, TTXVN tại châu Phi dẫn thông tin từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) châu Phi cho biết trong đợt dịch tả đang bùng phát tại một số quốc gia thuộc châu lục này, giới chức y tế đã ghi nhận tổng cộng 53.660 ca mắc bệnh kể từ tháng 2 vừa qua đến nay, trong đó 1.282 ca tử vong.
(GLO)-Theo TASS, trong lệnh bắt ngày 17-3, Tòa hình sự quốc tế ( ICC) cho biết họ nghi ngờ ông Putin đã trục xuất bất hợp pháp trẻ em và đưa người bất hợp pháp từ lãnh thổ Ukraine sang Nga.
(GLO)-Nhóm đặc trách Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) vừa có cuộc họp lần thứ 69 tổ chức ở Ban Thư ký ASEAN tại Jakarta- Indonesia, nhằm xem xét tình hình triển khai các dự án thuộc Kế hoạch công tác IV giai đoạn 2021-2025.
(GLO)-Theo Tân hoa xã, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 17/3 thông tin Chủ tịch nước này sẽ có chuyến thăm Nga từ ngày 20-23/3 theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(GLO)-Hãng tin AP hôm 15/3 dẫn lời Đặc phái viên EU tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Richard Tibbels cho hay, liên minh gồm 27 quốc gia sẽ gia tăng các sứ mệnh hải quân ở biển Đông cũng như cân nhắc khả năng tập trận chung ở khu vực.