Làng quê nơi cố Tổng bí thư Đỗ Mười sẽ yên nghỉ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khu đất dự kiến là nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại quê nhà xã Đông Mỹ (H.Thanh Trì, Hà Nội) có diện tích 1.100 m2, đã được đổ bê tông quây móng khang trang, từ trước khi ông qua đời.

 Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang
Khu đất được chọn làm nơi yên nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười đã được lát nền gạch khang trang



Ông Lê Tuấn Minh, Bí thư Đảng ủy xã Đông Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội), cho biết dù biết ai đến tuổi về già cũng phải về với tiên tổ, nhưng tin nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười từ trần khiến người dân ngậm ngùi, tiếc nuối.

Theo ông Minh, thông tin tình hình sức khoẻ của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn được lãnh đạo địa phương thường xuyên cập nhật. Khi còn công tác hay lúc đã về lưu, nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân và địa phương.

Đều đặn mỗi dịp lễ, tết hay sinh nhật, mừng thọ, xã đều cử đại diện lên thăm hỏi, động viên và thông báo tình hình địa phương cho nguyên Tổng bí thư nghe.

Cũng theo ông Lê Tuấn Minh, cách đây khoảng 5 tháng, lãnh đạo địa phương đã được tiếp nhận tin thông báo về di nguyện của nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười cùng gia đình, dòng họ tại địa phương về việc ông sẽ yên nghỉ tại quê nhà sau khi qua đời.

Ngay lập tức, Đảng uỷ và UBND xã Đông Mỹ đã bắt tay vào công tác chuẩn bị đất. Sau nhiều lần bàn bạc, địa phương đã chọn khu đất đặt mộ phần của nguyên Tổng bí thư nằm ở thôn 1. “Khu đất có diện tích 1.100 m2, đúng với quy định của nhà nước, hiện tại chỉ quây móng, lát gạch cho sạch sẽ, còn sau này dự tính sẽ làm thêm nhà lưu niệm”, ông Minh nói.

Trong hai ngày vừa qua, theo thông báo của UBND xã Đông Mỹ, người dân khắp các xóm ngõ đã chủ động dọn dẹp vệ sinh, giữ đường làng sạch sẽ chờ đón người con ưu tú của quê hương trở về đất mẹ.

Dọc theo đường nhựa dẫn vào khu đất làm mộ, cây xanh hai bên đường cũng được tỉa bớt tán, cắt bớt cành chìa ra đường để chuẩn bị cho tang lễ trong những ngày tới.

Ông Nguyễn Duy Yên (62 tuổi), cháu ruột của cố Tổng bí thư Đỗ Mười, phụ trách trông coi bàn thờ tổ tiên tại quê nhà, cho biết theo đề xuất của gia đình với các cơ quan cấp trên, lễ truy điệu cố Tổng bí thư Đỗ Mười diễn ra trong sáng 6/10 và lễ an táng, hạ huyệt tổ chức vào chiều ngày 7/10; gia đình vẫn đang chờ có thông báo chính thức.

“Mỗi lần nói chuyện với con cháu, bác (nguyên Tổng bí thư Đỗ Mười - PV) luôn đau đáu hướng về quê hương, nên nguyện vọng của gia đình, dòng họ chúng tôi thống nhất mong muốn được đưa bác về yên nghỉ nơi quê nhà, để cho con cháu, họ hàng thuận tiện hương hỏa, trông nom mộ phần”, ông Yên nói.


 

Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Khu đất rộng 1.100 m2 được chọn làm nơi an nghỉ của cố Tổng bí thư Đỗ Mười tại thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, Hà Nội
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
Đường vào khu mộ đã được đổ bê tông sạch sẽ
 Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Mộ phần cũng được xây cất ở vị trí chính giữa khu đất
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Ông Nguyễn Duy Yên (bên phải) cùng anh em họ hàng kiểm tra các công việc cuối cùng ở khu đất sẽ an táng cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Bên ngoài khu đất, cây xanh đã trồng thành hàng ngay ngắn
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Khu đất này nằm cạnh dòng kênh là một nhánh chảy ra sông Tô Lịch
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười
Cây xanh dọc đường vào khu mộ được tỉa bớt cành cho các phương tiện thuận lợi di chuyển trong những ngày tổ chức tang lễ cố Tổng bí thư Đỗ Mười


Phan Hậu (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.