Làng Dip chuyển mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Làng Dip (xã Ia Kreng) vẫn là làng khó khăn của huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai). Không phải dân làng lười lao động mà do thổ nhưỡng, địa hình đồi dốc cùng phương thức sản xuất lạc hậu. Có điều, làng Dip đang có sự chuyển mình.

1. Làng Dip cách trung tâm xã Ia Kreng chừng 10 km, nằm sát sông Sê San, tiếp giáp với xã Ia Khai (huyện Ia Grai) và xã Ya Tăng (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum). Làng hiện có 275 hộ với 927 khẩu, trong đó có 145 hộ nghèo, 74 hộ cận nghèo.

Anh Rơ Châm Đàn-công chức phụ trách Văn phòng UBND xã Ia Kreng đưa tôi đi tìm gặp bậc cao niên để tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển ngôi làng này. Nắng trưa oi ả chiếu mà làng Dip vắng hoe. May mắn khi chúng tôi bất ngờ gặp già Rơ Châm Duep (SN 1929), là người có uy tín của vùng đất này. Dưới một thửa ruộng trơ gốc rạ ở góc làng, già Duep cùng vợ chăn đàn trâu của gia đình.

Ôm bó cỏ úa màu nắng đầu mùa thả trước mặt đàn trâu rồi bước vào bóng cây tỏa mát, già Duep nhắc nhớ chuyện xưa: Từ thời cha ông cho tới nay, làng Dip thường được dựng sát dòng Sê San. Có thời điểm ở bên xã Ya Tăng nhưng có khi ở Ia Kreng. Di chuyển như vậy là để chạy giặc và canh tác ruộng nương. Sau năm 1975, làng chuyển về định cư sát mép sông Sê San, thuộc địa phận xã Ia Kreng. Đến năm 2004, 191 hộ dời về khu tái định cư, cách làng cũ chừng 1 km.

Sớm mai trên sông Sê San. Ảnh: Phan Nguyên

Sớm mai trên sông Sê San. Ảnh: Phan Nguyên

“Thời chiến tranh, vùng này là trọng điểm đánh phá của Mỹ-ngụy. Nguyên nhân là do làng nằm trên con đường vận chuyển người, khí tài vào miền Nam. Đã có nhiều người làng nằm lại dưới dòng Sê San lúc thực hiện nhiệm vụ chèo thuyền độc mộc chở bộ đội vượt sông hoặc trúng bom của địch. Ngày ấy, bà con trong làng khổ lắm, quanh năm thiếu đói, thức ăn toàn rau rừng. Đất nước được giải phóng, cuộc sống của bà con có sự thay đổi nhưng vẫn chồng chất khó khăn, tình trạng thiếu đói lúc giáp hạt vẫn thường diễn ra, chuyện học hành của đám trẻ chưa được chú trọng”-già Duep kể.

In đậm trong ký ức của già Duep là chuyện dời làng nhường đất xây dựng công trình Thủy điện Sê San 3 và Sê San 3A. Năm 2004, dân làng Dip hồ hởi chuyển về khu tái định cư. Những ngôi nhà mới xây khang trang cùng mấy chục héc ta đất nông nghiệp đã trồng bời lời, điều tiếp thêm niềm tin về cuộc sống mới. Niềm vui chưa lâu, nỗi buồn ập đến. Đám rẫy bời bời xanh tốt đã nằm im dưới lòng hồ nước mênh mông, đất mới được cấp cằn cỗi, đường vào khu sản xuất chưa có. Vậy nên, bà con lại phải trông chờ vào sự trợ cấp của Nhà nước để ấm dạ. Hết cách, 60 hộ dân làng Dip kéo nhau vào khu vực rừng tự nhiên ở xã Ya Tăng phá rừng trồng cây lương thực chống đói.

Già Duep bộc bạch: “Đói thì đầu gối phải bò. Họ làm như thế để mong có gạo nuôi con cái, ngăn cản không được. Có người dọa lại là nếu không cho xâm canh trồng trọt, con cái họ chết đói sẽ đến bắt vạ. May mắn là chính quyền huyện đã kịp thời lập phương án hỗ trợ sản xuất tại khu sản xuất rộng 175 ha bằng cách đầu tư kinh phí hơn 400 tỷ đồng sửa chữa đường sá, cấp vật tư nông nghiệp, hỗ trợ khai hoang… Qua đó đã từng bước nâng cao đời sống của bà con”.

Trải qua biến thiên của lịch sử, ngôi làng bên dòng Sê San vẫn còn lưu giữ được những nét riêng độc đáo. Đó là những chiếc thuyền độc mộc mang đậm bản sắc của người Jrai. Và cả nghề rèn, dệt thổ cẩm tưởng chừng đã mai một. “Làng Dip là làng cách mạng. Những chiếc thuyền độc mộc từng chở bộ đội đêm ngày thuở trước vẫn là phương tiện vận tải đường sông cho người dân đi làm, đánh cá. Hàng ngày, dân làng mình vẫn vượt sông vào mấy ngọn núi trong hồ thủy điện Sê San làm rẫy hay đi thăm họ hàng ở xã Ia Khai, Ya Tăng. Nhiều người già trong vùng còn tự tay dệt thổ cẩm, làm quần áo mặc trong dịp quan trọng. Hoạt động cúng làng vẫn được tổ chức hàng năm để gắn kết cộng đồng”-Trưởng thôn Rơ Châm Suih tâm sự.

2. Đưa tôi về thăm ngôi nhà xây khang trang ở giữa làng, anh Đàn phấn khởi cho hay: “Nhà này xây 5 năm rồi, hết 150 triệu đồng, bằng tiền tích góp từ thu hoạch nông sản. Gia đình mình là một trong ít hộ dân đầu tiên ở làng tự xây dựng nhà kiên cố để ở. Vợ chồng mình cũng tiên phong thuê máy múc về san ủi đất, dẫn nước về trồng lúa nước. Thấy nhà mình làm, mấy hộ trong làng cũng học tập, làm theo. Thu nhập từ cây lúa nước cao hơn hẳn việc trồng lúa trên rẫy. Mình cũng vui khi thấy đã góp sức nhỏ làm thay đổi phương pháp canh tác của dân làng”.

Người dân làng Dip thu hoạch lúa. Ảnh: Công Phạm

Người dân làng Dip thu hoạch lúa. Ảnh: Công Phạm

Ông Rơ Châm Tâm-Chủ tịch UBND xã Ia Kreng: Từ khi chia tách xã đến nay, tình hình kinh tế-xã hội tại làng Dip có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt là đường giao thông liên xã được đưa vào sử dụng giúp cho việc thông thương thuận tiện hơn. Nông sản do bà con làm ra có giá bán cao hơn, giúp tăng thu nhập. Ngoài ra, nguồn vốn phân bổ từ các chương trình phát triển kinh tế-xã hội cũng góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo làng Dip.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Rơ Châm Hyinh thông tin thêm: “Hộ khá giả ở làng Dip ngày một tăng nhờ biết áp dụng phương pháp sản xuất tiến bộ. Năm rồi, làng có 5 hộ được khen thưởng vì nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, thu nhập 50-100 triệu đồng. Mừng nhất là thế hệ trẻ chăm chỉ học hành. Làng Dip không chỉ có 6 người học lên cao được bố trí các vị trí chủ chốt ở xã mà còn có chừng ấy cháu đang theo học ở các trường cao đẳng, đại học trong nước. Đơn cử như nhà mình có 2 cháu đang học trung cấp Công an, cử nhân sư phạm ở TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng”.

Còn theo Trưởng thôn Rơ Châm Suih thì: “Dân làng mình vừa biết tiếp thu cái mới trong trồng trọt lại vừa biết mở hàng quán buôn bán. Trong làng có 4-5 cửa hàng tạp hóa thì phân nửa là của người Jrai. Có hộ không mở cửa hàng nhưng cũng vào rẫy mua nông sản của bà con rồi chở ra ngoài huyện bán. Có thu nhập cao, nhiều hộ đã xây nhà mới và tự làm hệ thống điện chiếu sáng đường làng. Tỷ lệ người dân trong làng khoan giếng để có nước sạch sử dụng và xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm cũng tăng. Do đó mà bộ mặt nông thôn khởi sắc hơn”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

Công ty Phát triển thủy điện Sê San: Nỗ lực hoàn thành mục tiêu đề ra

(GLO)- Nhờ bám sát chủ trương, nhiệm vụ do Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao cùng sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể lãnh đạo và người lao động, Công ty Phát triển thủy điện Sê San đã đạt và vượt các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì sản xuất điện an toàn, liên tục.

Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.