Lãng đãng Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ “lãng đãng” chắc chắn sẽ gợi cho người ta nghĩ về những khoảng sương mờ mù mịt, phiêu diêu, bồng bềnh, hư thực…
Năm nay mưa muộn, tiết trời có phần khắc nghiệt. Giữa tháng 6 mà mưa chỉ thi thoảng ghé qua, như người bạn đã bận rộn còn đãng trí. Mưa qua miền đất này mang theo tiết trời se lạnh. Khi đâu đó rực rỡ nắng hạ, vạn vật như bỏng lên dưới ánh mặt trời thì Pleiku cứ thanh thản lãng đãng gió sương. Những buổi trời mù mù, xúng xính xuýt xoa trong áo khăn, lòng người như cũng dịu hẳn xuống.
Tôi thích những buổi mai thật sớm, không khí thanh sạch, trong veo, cảnh vật như còn ngái ngủ trong sương sớm. Những sớm mai như vậy, ngồi bên vỉa hè nhỏ xinh, dưới những tán cây xanh mướt, gọi một ly cà phê thật nóng. Áp ly cà phê giữa lòng bàn tay và hít thật sâu thứ hương thơm dịu nhẹ vừa lơ lửng tan ra, quyện sánh với hương ban mai thanh khiết, như ôm vào lòng mình cả một miền đất ăm ắp nhựa sống. Thỉnh thoảng, một giọt sương từ trên vòm lá buông nhẹ xuống, đậu trên người, nghe cái lạnh se sắt loang ra. Những ngã ba, ngã tư người xe vẫn qua lại, mỗi người một việc, nhưng tuyệt nhiên không thấy vẻ huyên náo, xô bồ.
Hàng thông 2 bên đường dẫn xuống thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: INTERNET
Hàng thông 2 bên đường dẫn xuống thắng cảnh Biển Hồ (TP. Pleiku). Ảnh: INTERNET
Một sớm nọ, cũng là một buổi mai vừa chớm và mưa lạnh sắt se, không gian lãng đãng mù sương, lãng đãng nhạc xưa, lãng đãng thơm hương cà phê ngày mới. Tự nhiên trong quán cà phê xuất hiện một người tầm trên 80 tuổi ôm guitar ngồi hát. Ông mặc vest, đầu tóc gọn ghẽ, phong thái lịch lãm, ngồi sát cửa, quay mặt ra phía mưa và hát tình khúc “Diễm xưa” trong ánh mắt vời vợi xa xăm. Giọng ông không còn rõ lời, tiếng đàn cũng bập bùng, khi thanh, khi đục lẫn trong tiếng mưa, mọi người chỉ có thể nghe được giai điệu để đoán định bài hát. Cái dáng ngồi ôm đàn của ông và lời bài hát như mang đến cho người xung quanh sự gặp gỡ một Pleiku trong tiềm thức cũ xưa, một Pleiku nồng nã bụi đỏ chiến chinh, dưới những vòm thông cổ thụ và lất phất mưa mù trên những con phố hiu hắt đèn vàng của nhiều thập niên về trước. Chúng tôi lân la hỏi chuyện, ông rất tự nhiên, kể lại những chuyện xa xưa, quãng nhớ, quãng quên, chắp nối rạc rời, nhưng chứa chan nhiệt huyết và hoài niệm. Ông thuộc lớp người đầu tiên góp mặt ở Pleiku sau giải phóng, góp phần tạo ra những nét riêng cho đất và người xứ này. Thỉnh thoảng sau đó, chúng tôi quay lại với buổi sớm mai lãng đãng như vậy, ngồi thật lặng lẽ chỉ để nghe một người không quen biết ôm guitar cất lên một bài hát, quãng nhớ, quãng quên…
Thỉnh thoảng, bạn bè tôi ghé qua Pleiku, trong lúc ngồi chờ một chuyến bay đêm và có thời gian ngắm nhìn thành phố, đã buông một lời nhận xét: Pleiku thật yên bình! Pleiku sẽ không hợp với những người năng động, không hợp với những người thích náo nhiệt, không hợp với những người sợ cô đơn. Bởi Pleiku quanh năm lãng đãng, sự lãng đãng không chỉ nằm ở khí trời, mà phần khác, nó còn luôn hiện hữu trong chính con người, những con người Pleiku thứ thiệt.
ĐÀO AN DUYÊN

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Tranh minh họa (nguồn internet).

Thơ Đại Dương: Kính rượu thầy giáo cũ

(GLO)- Bài thơ "Kính rượu thầy giáo cũ" của tác giả Đại Dương chứa đựng nhiều tình cảm và lòng tri ân sâu sắc. Mỗi câu thơ là hình ảnh rất chân thật về một thời gian khó cắp sách đến trường, về những hy sinh thầm lặng của thầy giáo và cả sự khắc khoải, trăn trở của người học trò đã trưởng thành...

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.