"Làng biệt thự" xây dựng trái phép dưới chân núi Voi, cạnh KDL Hồ Tuyền Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Làng biệt thự" kiểu nhà sàn với khoảng 50 ngôi, ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất rừng dưới chân núi Voi, cạnh Khu du dịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), khiến dư luận rất bất bình.

"Làng" biệt thự kiểu nhà sàn dưới chân núi Voi. Ảnh: LÂM VIÊN
"Làng" biệt thự kiểu nhà sàn dưới chân núi Voi. Ảnh: LÂM VIÊN

"Đại công trình" xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp

“Làng biệt thự" kiểu nhà sàn với khoảng 50 ngôi, ngang nhiên xây dựng trái phép trên đất rừng dưới chân núi Voi, Tiểu khu (TK) 268, thuộc thôn Định An, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng), cạnh Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm, TP.Đà Lạt, nhưng chưa được cơ quan chức năng ngăn chặn tháo dỡ.

Toàn cảnh
Toàn cảnh "làng biệt thự" kiểu nhà rông xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệm tại TK 268 ẢNH: LÂM VIÊN
Ngày 27.10, PV Thanh Niên có mặt tại TK 268, thuộc thôn Định An, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng), chứng kiến tại đây có cả một “làng biệt thự" kiểu dáng nhà sàn. Trước đó, vào tháng 5.2019, khi PV có mặt tại đây thì nơi đây chỉ là rừng và rẫy cà phê với vài căn chòi canh rẫy cà phê của đồng bào dân tộc tại chỗ.
Nhiều căn nhà trong số này vừa hoàn thành đưa vào sử dụng vẫn còn thơm mùi gỗ; số còn lại các công nhân vẫn đang gấp rút hoàn thiện, đang lắp kính, với tiếng hàng xì, cưa, đục đẽo và cả tiếng máy múc san gạt đất mở đường… cả khu vực dưới chân núi Voi như một "đại công trình" thi công xây dựng.

TK 268 chụp tháng 5.2019 ẢNH: LÂM VIÊN
TK 268 chụp tháng 5.2019 ẢNH: LÂM VIÊN
Sẽ giải tỏa trả lại hiện trạng ban đầu?
Ông Hồ Hữu Hiếu, Chủ tịch xã Hiệp An, cho biết xã cùng các cơ quan chức năng của H.Đức Trọng đã đến hiện trường kiểm tra, nhưng các ngôi nhà đang xây dựng đều vắng chủ. Do đó, UBND xã Hiệp An buộc phải dán thông báo tìm chủ của các công trình vi phạm xây dựng trên đất Lâm Nghiệp đối với hàng chục ngôi nhà xây dựng trái phép tại TK 268.

San ủi đất, mở đường trên đất rừng tại
San ủi đất, mở đường trên đất rừng tại "làng biệt thự" kiểu nhà sàn xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp ẢNH: LÂM VIÊN
Văn bản nêu rõ: "Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ban hành thông báo này, nếu các tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư công trình không liên hệ với UBND xã Hiệp An để giải quyết thì xã sẽ tổ chức giải tỏa trả lại hiện trạng ban đầu. Mọi thiệt hại đối với các công trình trong quá trình giải tỏa, UBND xã Hiệp An không chịu trách nhiệm".

Cận cảnh
Cận cảnh "làng biệt thự" kiểu nhà rông xây dựng trái phép tại TK 268, dưới chân núi Voi ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng theo UBND xã Hiệp An, hơn 50 ngôi nhà xây dựng trái phép trên đất rừng, hiện nay thuộc dự án của Công ty cổ phần du lịch sinh thái Phương Nam (Đà Lạt). Công ty này đã nhiều lần gửi đơn đến chính quyền các cấp kêu cứu vì xảy ra tình trạng lấn chiếm, mua bán đất thuộc dự án để xây dựng nhà trái phép trên diện tích khoảng 45 ha.
Một cán bộ thôn Định An cho biết thêm, từ khi tỉnh Lâm Đồng mở đường nối từ chân đèo Prenn vào Khu du lịch Quốc gia Hồ Tuyền Lâm, thì xảy ra hiện tượng mua bán đất và xây dựng trái phép tại TK 268. Trong số 54 ngôi nhà trên đất lâm nghiệp tại TK 268 chỉ có 5-7 ngôi nhà của đồng bào dân tộc, còn lại của những người từ TP.Đà Lạt và nơi khác đến mua đất của đồng bào dân tộc rồi xây dựng nhà trái phép.

Ngôi nhà xây dựng trái phép tại TK 268 ẢNH: LÂM VIÊN
Ngôi nhà xây dựng trái phép tại TK 268 ẢNH: LÂM VIÊN
Kéo cả điện trung thế đến khu "làng biệt thự" xây trái phép
Trong văn bản báo cáo của UBND xã Hiệp An ngày 2.10.2020 ghi rõ: "Qua kiểm tra tại khoảnh 3, khoảnh 6, TK 268, thuộc đất dự án của Công ty cổ phẩn du lịch sinh thái Phương Nam xảy ra việc tác động, san gạt mặt bằng và xây dựng công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, các trường hợp vi phạm đã tự ý lắp đặt hệ thống điện trung thế dẫn từ hướng TP.Đà Lạt nhằm phục vụ các công trình vi phạm, ngoài ra hệ thống đường mòn trước đây đã được cải tạo mở rộng trung bình 4m".

 
Công trình Làng nghề Bonsai Đarahoa xây dựng trái phép trên đất rừng lấn chiếm ẢNH: LÂM VIÊN
Công trình Làng nghề Bonsai Đarahoa xây dựng trái phép trên đất rừng lấn chiếm ẢNH: LÂM VIÊN
Cũng tại khu vực này, có một bảng hiệu ghi rõ "Làng nghề Bonsai Đarahoa" - Hội sinh vật cảnh tỉnh Lâm Đồng. Khi UBND xã Hiệp An kiểm tra, lập biên bản tại đây có 3 công trình xây dựng nhà trái phép và thu máy phát điện thì ông Đào Văn Quyền (32 tuổi, ngụ xã Hiệp An, Đức Trọng) nhận là công trình của mình. Hiện nay xã Hiệp An có văn bản đề nghị UBND H.Đức Trọng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cưỡng chế trường hợp này và trường hợp Bùi Thanh Nhuận (28 tuổi, ngụ P.10, TP.Đà Lạt) có hành vi lấn chiếm đất rừng, xây dựng công trình trái phép.
Được biết, UBND H.Đức Trọng đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng để xử lý việc lấn chiếm đất rừng, xây dựng nhà trái phép tại TK 268.

Một số hình ảnh "làng biệt thự" kiểu nhà sàn xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp tại TK 268.

 
 
 
 
Theo Lâm Viên (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.