Lan tỏa tình yêu môi trường qua cuộc thi xe đạp hoa ở Đà Lạt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sử dụng những vật liệu tái chế và có sẵn để trang trí, cuộc thi xe đạp hoa ở Đà Lạt lan tỏa nhiều thông điệp về bảo vệ môi trường cho mọi người.

Ngày 30-11, tại khu vực đài phun nước Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt) diễn ra hội thi “Trang trí xe đạp hoa từ vật liệu tái chế” chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.

Ngày 30-11, tại khu vực đài phun nước Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt) diễn ra hội thi “Trang trí xe đạp hoa từ vật liệu tái chế” chào mừng Festival hoa Đà Lạt lần thứ X năm 2024.

Hội thi có sự tham gia của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt với 75 tác phẩm xe đạp hoa.

Hội thi có sự tham gia của các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Đà Lạt với 75 tác phẩm xe đạp hoa.

Nguyên vật liệu tác phẩm dự thi được các thầy cô giáo, học sinh sử dụng từ các vật dụng đã qua sử dụng hoặc vật liệu có sẵn của địa phương. Chủ đề được các trường thực hiện đa dạng từ các sản vật, cây cỏ đặc trưng như dâu tây, hoa dã quỳ, phượng tím, nhà rông đến các mô hình ngộ nghĩnh để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường.

Những xe đạp hoa lần lượt di chuyển qua hồ phun nước để giám khảo cùng người dân tham dự chiêm ngưỡng.

Những xe đạp hoa lần lượt di chuyển qua hồ phun nước để giám khảo cùng người dân tham dự chiêm ngưỡng.

Mô hình chim bồ câu trắng và hoa dã quỳ được làm từ vật liệu tái chế của Trường mầm non 7 khiến nhiều người thích thú. Mục đích hội thi là khơi dậy ý tưởng mới mẻ trong việc tận dụng vật liệu tái chế để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo; nâng cao ý thức cộng đồng về việc giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường sống.

Mô hình chim bồ câu trắng và hoa dã quỳ được làm từ vật liệu tái chế của Trường mầm non 7 khiến nhiều người thích thú. Mục đích hội thi là khơi dậy ý tưởng mới mẻ trong việc tận dụng vật liệu tái chế để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo; nâng cao ý thức cộng đồng về việc giảm thiểu rác thải và bảo vệ môi trường sống.

Kèm phần trình diễn của xe đạp hoa, đại diện các trường sẽ thuyết minh về vật liệu được sử dụng và ý nghĩa các biểu tượng trang trí trên xe.

Kèm phần trình diễn của xe đạp hoa, đại diện các trường sẽ thuyết minh về vật liệu được sử dụng và ý nghĩa các biểu tượng trang trí trên xe.

Trường tiểu học Trưng Vương dự thi với xe đạp chở hoa cẩm tú cầu phía trước và hoa xác pháo phía sau xe.

Giáo viên Trường tiểu học Hùng Vương mang đến hội thi với xe đạp được trang trí chủ đạo là loài hoa phượng tím đặc trưng của Đà Lạt.

Giáo viên Trường tiểu học Hùng Vương mang đến hội thi với xe đạp được trang trí chủ đạo là loài hoa phượng tím đặc trưng của Đà Lạt.

Nữ giáo viên Trường mầm non Tà Nung diện trang phục người dân tộc với xe đạp trang trí mô hình nhà sàn và loài hoa dã quỳ mọc rất nhiều ở địa phương.

Rất nhiều người dân và du khách hào hứng với hội thi và tranh thủ ghi lại hình ảnh những mô hình xe đạp hoa mà mình yêu thích.

Rất nhiều người dân và du khách hào hứng với hội thi và tranh thủ ghi lại hình ảnh những mô hình xe đạp hoa mà mình yêu thích.

Sau khi kết thúc hội thi, các tác phẩm sẽ được trưng bày cho du khách và người dân thưởng lãm, đồng thời sẽ tham gia các chương trình diễu hành, carnival trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt 2024.

Sau khi kết thúc hội thi, các tác phẩm sẽ được trưng bày cho du khách và người dân thưởng lãm, đồng thời sẽ tham gia các chương trình diễu hành, carnival trong khuôn khổ Festival hoa Đà Lạt 2024.

Kết thúc hội thi, ban tổ chức đã trao 2 giải nhất cho trường tiểu học Đoàn Thị Điểm với tác phẩm "Khu vườn hoa Đà Lạt di động" và tác phẩm "Đà Lạt – Khung trời tình yêu" của Trường mầm non Anh Đào. Bốn tác phẩm đạt giải nhì được trao cho các Trường mầm non 4, mầm non 11, mầm non Hiển Linh và Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập cộng đồng tỉnh Lâm Đồng. Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao 6 giải ba, 15 giải khuyến khích cho tác phẩm khác.

Theo Trường Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

null