Lần đầu tiên nhà đầu tư Nhật đầu tư BOT giao thông Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sự kiện diễn ra tại hội nghị xúc tiến đầu tư vào Việt Nam tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản với sự có mặt của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe.

Ngày 5-6, Công ty cổ phần FECON cho biết doanh ngiệp này và công ty con là Công ty cổ phần Hạ tầng FECON (FCI) đã cùng Công ty cổ phần đường cao tốc miền Trung Nhật Bản (NEXCO), Công ty cổ phần đường cao tốc quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) chính thức trao văn bản thỏa thuận hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đầu tư, phát triển các dự án hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

 

Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ thuộc dự án Dự án BOT tuyến tránh TP. Phủ Lý mà hai doanh nghiệp Nhật Bản dự định mua lại 20% cổ phần.
Trạm thu phí Nam Cầu Giẽ thuộc dự án Dự án BOT tuyến tránh TP. Phủ Lý mà hai doanh nghiệp Nhật Bản dự định mua lại 20% cổ phần.

Theo thỏa thuận, NEXCO và JEXWAY sẽ hợp tác với FECON chuyển giao công nghệ, kỹ thuật và năng lực quản lý của Nhật Bản trong lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam, cũng như kết nối FECON với các nhà đầu tư và đối tác Nhật Bản khác.

Đồng thời mở ra cơ hội hợp tác đầu tư hạ tầng giao thông giữa hai bên tại các nước khác trong khu vực.

Trong giai đoạn đầu của hợp tác, NEXCO và JEXWAY sẽ mua lại 20% cổ phần của FECON tại dự án BOT tuyến tránh TP. Phủ Lý và tăng cường mặt đường quốc lộ 1 qua Hà Nam. Sau đó tham gia vào việc quản lý, vận hành dự án, tiến tới áp dụng các kinh nghiệm và công nghệ quản lý tiên tiến của Nhật Bản vào dự án này.

Ông Phạm Việt Khoa - Chủ tịch FECON - đánh giá Việc NEXCO và JEXWAY tham gia dự án BOT tuyến tránh Phủ Lý sẽ góp phần quan trọng cho thành công của dự án, mang phương pháp vận hành, khai thác rất khoa học của Nhật Bản đến cho Việt Nam.

Việc ký kết thỏa thuận hợp tác giữa FECON, NEXCO và JEXWAY cùng với thỏa thuận về việc mua bán cổ phần đánh dấu mốc lần đầu tiên có doanh nghiệp nước ngoài thực sự đặt chân vào thị trường BOT giao thông đang rất “nóng” tại Việt Nam.

 

Công ty cổ phần Đường cao tốc miền trung Nhật Bản (NEXCO) tiền thân là công ty nhà nước - Công ty Cổ phần đường cao tốc Nhật Bản (Japan Highway Public Corporation), thành lập năm 1956 và được tư nhân hóa năm 2005.

NEXCO có vốn hóa thị trường là 63 tỉ yen (tương đương 577 triệu USD), hiện đang vận hành 2.063km đường cao tốc tại Nhật với lưu lượng 1,91 triệu xe/ngày và doanh thu tại các trạm thu phí 5,84 tỉ USD/năm.

NEXCO hiện đang tiếp tục xây dựng 205km đường cao tốc tại Nhật Bản.

Công ty cổ phần Đường cao tốc quốc tế Nhật Bản (JEXWAY) được thành lập vào năm 2011. Doanh nghiệp này hướng tới thị trường đường cao tốc ở nước ngoài với các hạng mục xây dựng duy trì sửa chữa cũng như vận hành đường cao tốc…

Được biết, dự án BOT tuyến tránh Phủ Lý mà NEXCO và JEXWAY mua lại cổ phần có chiều dài 43km, được khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2016 và chính thức đưa vào khai thác với tổng mức đầu tư 2.046 tỉ đồng.

Dự án do liên danh FECON, Cotteccons, Cienco 1 làm chủ đầu tư, trong đó FECON 40%, Cottecons 35%, Cienco 1 25%. Bên cạnh chuyển nhượng 20% vốn góp cho NEXCO và JEXWAY, 20% vốn còn lại của FECON được chuyển giao cho công ty con của doanh nghiệp này là Công ty CP hạ tầng FECON (FCI) quản lý.

Theo tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Yêu cầu xử lý dứt điểm bất cập tại dự án 'lên đời' quốc lộ 19

Yêu cầu xử lý dứt điểm bất cập tại dự án 'lên đời' quốc lộ 19

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án 2, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát khẩn trương phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh Gia Lai, sở ngành liên quan kiểm tra, rà soát thực tế hiện trường để xem xét, giải quyết dứt điểm các tồn tại, bất cập tại Dự án nâng cấp quốc lộ 19.
Về bến xe Đức Long, xe tải liên huyện đã có quy củ sau 4 tháng giải thể Bến xe nhỏ

Về bến xe Đức Long, xe tải liên huyện đã có quy củ sau 4 tháng giải thể Bến xe nhỏ

(GLO)- Sau gần 4 tháng chuyển từ Bến xe nhỏ (đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Diên Hồng) về Bến xe tải Đức Long Gia Lai (đường Lý Nam Đế, phường Trà Bá, TP. Pleiku), 70 xe tải vận chuyển hàng liên huyện hoạt động hiệu quả, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự trên địa bàn.
TPHCM cạn kiệt nhà ở bình dân?

TPHCM cạn kiệt nhà ở bình dân?

Hầu hết các căn hộ giá rẻ đều đã được bán, nguồn cung hiện nay và trong tương lai rất hạn chế ở TPHCM. Nguồn cung mới của nhà ở giá rẻ chủ yếu được giới thiệu ở Bình Dương và các khu vực giáp ranh với TPHCM.
Tại hội nghị, các đại biểu đã kiến nghị một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động. Ảnh Nhật Hào

Gặp mặt doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2024

(GLO)-Sáng 20-7, Sở Xây dựng Gia Lai tổ chức hội nghị gặp mặt doanh nghiệp ngành xây dựng năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và đại diện của 70 doanh nghiệp hoạt động trong ngành xây dựng, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.