Lấn chiếm đất đai bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hành vi lấn chiếm đất trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.
Hiểu rõ về lấn chiếm đất đai
Tại Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP) giải thích như sau:
Lấn đất là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.
Chiếm đất là hành vi sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tự ý sử dụng đất khi không được cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cho phép;
- Tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác khi không được tổ chức, cá nhân đó cho phép;
- Sử dụng đất được Nhà nước cho thuê đất, giao đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất và đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện nhưng người sử dụng đất không chấp hành.
Lấn chiếm đất đai bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt hành chính với hành vi lấn, chiếm đất được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP như sau:

Mức phạt khi lấn chiếm đất. Ảnh: Luật Việt Nam
Mức phạt khi lấn chiếm đất. Ảnh: Luật Việt Nam
Bảng trên là mức phải với hành vi lấn, chiếm đất tại nông thôn. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng.
Lưu ý: Mức phạt tối đa không quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, không quá 01 tỉ đồng đối với tổ chức.
Theo Nguyễn Đức (T/H/LĐO)
 

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất