Lâm Đồng xử lý trách nhiệm người đứng đầu khi để xảy ra phá rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, để xảy ra tình trạng ken cây, phá rừng.



UBND tỉnh Lâm đồng vừa phát đi công điện của Chủ tịch tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng trong tỉnh triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tình trạng ken cây, làm chết cây rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép xảy ra trên địa bàn.

 

 Tình trạng phá rừng chiếm đất trái phép đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Lâm Đồng
Tình trạng phá rừng chiếm đất trái phép đang diễn biến phức tạp tại tỉnh Lâm Đồng



Công điện nêu rõ, thời gian qua, tình trạng ken cây, bỏ hóa chất làm chết cây rừng nhằm lấn chiếm đất để sản xuất nông nghiệp, sang nhượng đất lâm nghiệp trái phép gia tăng, diễn biến phức tạp và xảy ra liên tục, nhất là trên địa bàn các huyện Lâm Hà, Lạc Dương, Đức Trọng, Bảo Lâm và TP Đà Lạt.

Nguyên nhân chủ yếu là do chính quyền cơ sở, các đơn vị chủ rừng và lực lượng chức năng chưa triển khai thực hiện quyết liệt công tác quản lý bảo vệ rừng; việc quản lý bảo vệ rừng còn lỏng lẻo, không kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ngay từ khi vụ việc mới phát sinh; chưa kịp thời giải tỏa, thu hồi diện tích đất lâm nghiệp do phá rừng, lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng… Từ đó, gây thiệt hại lớn đến tài nguyên rừng, môi trường sinh thái và ảnh hưởng xấu trong dư luận xã hội.


 

Thủ đoạn phổ biến nhất là ken cây, bơm hóa chất cho cây rừng chết đứng sau đó chặt hạ
Thủ đoạn phổ biến nhất là ken cây, bơm hóa chất cho cây rừng chết đứng sau đó chặt hạ




Cụ thể, trong 5 tháng đầu năm, Lâm Đồng để xảy ra  272 vụ phá rừng lấn chiếm đất, với diện tích thiệt hại 34,5 ha và lâm sản thiệt hại hơn 2.300m3. Tuy số vụ vi phạm giảm 21% so với cùng kỳ năm trước, nhưng diện tích rừng bị thiệt hại lại tăng 41% và lâm sản thiệt hại tăng hơn 100%.

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt yêu cầu các sở, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị chủ rừng khẩn trương tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Trong đó, yêu cầu Công an tỉnh chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố tập trung lực lượng, phối hợp với kiểm lâm, chính quyền cơ sở và đơn vị chủ rừng điều tra, nắm bắt các băng nhóm, đối tượng chuyên phá rừng lấn chiếm đất lâm nghiệp để có phương án đấu tranh, triệt phá. Mặt khác, phối hợp hỗ trợ công tác điều tra, kiểm tra, đấu tranh, xử lý các đối tượng vi phạm; tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự, hoặc đã khởi tố vụ án hình sự trước đây để đưa ra xét xử nhằm tăng tính giáo dục, răn đe và phòng ngừa.


 

Lâm Đồng sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để tình trạng ken cây, phá rừng chiếm đất xảy ra.
Lâm Đồng sẽ xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu khi để tình trạng ken cây, phá rừng chiếm đất xảy ra.



Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra tình trạng ken cây, phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý.

Quang Sáng/VOV-Tây Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: Đã 3 lần từ chối, nhưng sau vẫn nhận tiền là sai lầm

Tiếp tục xét hỏi các bị cáo là cựu lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng về hành vi nhận hối lộ hàng tỷ đồng của bị cáo Nguyễn Cao Trí (Tổng Giám đốc Công ty Sài Gòn Đại Ninh), chủ tọa Trần Nam Hà đề nghị các bị cáo “đi thẳng vào vấn đề”, không trình bày lòng vòng.