Rừng thông ứa "máu"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những năm gần đây, nạn phá rừng thông lấy đất sản xuất, xây dựng nhà cửa tại Lâm Đồng ngày càng phức tạp. Những cánh rừng thông bị “bức tử” theo nhiều cách khác nhau.



Ngoài hình thức sử dụng cưa máy đốn hạ thông, gần đây, người ta đã dùng nhiều hình thức khá tinh vi để các cơ quan chức năng khó phát hiện như: “ken” cây, đốt gốc, khoan lỗ rồi bơm thuốc độc vào gốc thông cho cây chết dần… Dù các lực lượng chức năng tăng cường các biện pháp giữ rừng nhưng rừng thông vẫn từng ngày chảy máu.
 

Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang
Thông ba lá bị đầu độc ngay bên quốc lộ 27C nối TP Đà Lạt với TP Nha Trang
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất
Không chỉ rừng thông ở vùng sâu mới bị tàn phá, ngay tại phường 12, TP Đà Lạt rừng thông cũng bị chặt hạ để sang nhượng trái phép ngay cạnh khu sản xuất
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê
Rừng thông tại xã Mê Linh, huyện Lâm Hà bị cưa hạ hàng loạt nhằm lấy đất trồng cà phê
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc
Cây thông bị “bức tử” bằng hành vi đốt gốc
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện
Khoan lỗ, đổ thuốc độc là hành vi thường được các đối tượng hủy hoại rừng sử dụng. Sau khi bị đầu độc từ 1 đến 3 tháng cây thông mới chết nên khó bị phát hiện
 Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng
Bảng chỉ dẫn “Dự án khu công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh Lâm Đồng. Nghiêm cấm mọi hành vi lấn chiếm và sử dụng đất trái phép” được đóng nhiều vị trí tại tiểu khu 144A, huyện Lạc Dương nhưng vẫn không ngăn được các hành vi hủy hoại rừng
 Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà
Lưỡi cưa các đối tượng phá rừng bỏ lại hiện trường vụ phá rừng, lấy đất sản xuất tại thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà



ĐOÀN KIÊN (sggp)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.