Lâm Đồng: Xâm nhập trái phép Vườn quốc gia Bidoup, tỉnh chỉ đạo nóng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Do có hàng trăm người xâm nhập trái phép vào Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) nên UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan để ngăn chặn tình trạng trên.
Trước đó, từ đầu tháng 8/2019, dòng người từ các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đã di chuyển trên Quốc lộ 27C và đường DT 722, tìm cách xâm nhập trái phép vào Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Qua làm việc với các đối tượng này, họ khai nhận rằng vào vườn Bidoup - Núi Bà là để hái nấm...
 
Các đối tượng có ý định xâm nhập trái phép Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà từ đầu tháng 8/2019.
Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, có thể các đối tượng này tìm cách xâm nhập vào để tìm kiếm thực vật rừng ngoài gỗ, hoặc kiếm đất để di dân. Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, Hạt kiểm lâm Bidoup - Núi Bà đã lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý 24 đối tượng về hành vi vi phạm các quy định chung của nhà nước về bảo vệ rừng. Bên cạnh đó, đơn vị này đã yêu cầu 53 cá nhân khác cam kết không xâm nhập trái phép vào Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà, vận động người dân trở về địa phương ổn định cuộc sống
Nhận định tính phức tạp của vụ việc trên, đa số các cá nhân tham gia đều nằm trong độ tuổi lao động và là người dân tộc thiểu số nên Vườn quốc gia đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Lạc Dương có biện pháp kịp thời nhằm hỗ trợ đơn vị ngăn chặn.
Ngay sau khi nhận được văn bản, ngày 23/8 UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản hỏa tốc gửi các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý dứt điểm tình trạng trên.
 
Đa số các đối tượng này là người dân tốc thiểu số và nằm trong độ tuổi lao động.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng giao Công an tỉnh chỉ đạo, bố trí lực lượng theo dõi, nắm tình hình cụ thể; phối hợp chính quyền địa phương, đơn vị chủ rừng tuyên truyền, vận động người dân không vi phạm pháp luật, xử lý vi phạm (nếu có) theo quy định.
Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu UBND huyện Lạc Dương và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà giao các phòng ban, đơn vị liên quan phối hợp UBND các xã, thị trấn vận động nhân dân trở về nơi cư trú, ổn định sản xuất. Đồng thời, không tụ tập xâm nhập trái phép vào lâm phần quản lý của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà, tập trung lực lượng chủ động kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng trên.
 
Các đối tượng này khai vào rừng để hái nấm.
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu lãnh đạo Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà rút kinh nghiệm trong công tác báo cáo với lý do, sự việc xảy ra ngày 2/8 nhưng đến ngày 14/8 đơn vị này mới báo cáo tỉnh.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Tập trung phát triển du lịch cộng đồng ở Kon Plông

Thực hiện Chỉ thị số 27 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum về phát triển du lịch cộng đồng tại các thôn (làng) đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn, Ban Thường vụ Huyện ủy Kon Plông đã nỗ lực, tập trung hiện thực các chỉ đạo, đến nay đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.