Lâm Đồng đảm bảo an toàn hồ đập đón mùa mưa lũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lâm Đồng là địa phương đứng đầu cả nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất ứng dụng công nghệ cao đến nay đạt gần 60.000ha. Trong đó, giá trị thu nhập bình quân đạt 178 triệu đồng/ha/năm, diện tích ứng dụng công nghệ cao đạt bình quân 350 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết: "Ngành nông nghiệp của Lâm Đồng đạt được những kết quả trên có vai trò rất lớn của hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Hệ thống này có vai trò hàng đầu, quyết định các vấn đề về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuất".

Con đập tại huyện Đơn Dương thường xuyên được kiểm tra, duy tu. Ảnh: P.V
Con đập tại huyện Đơn Dương thường xuyên được kiểm tra, duy tu. Ảnh: P.V
Hiện nay, tại Lâm Đồng có khoảng 430 công trình thủy lợi (47 công trình do tỉnh quản lý, hơn 380 công trình do huyện quản lý). Hệ thống các công trình đập, hồ chứa trên đã chủ động được nguồn nước tưới cho hơn 43.000ha đất canh tác. Hiện, diện tích gieo trồng được tưới đạt hơn 63%. Trong đó, diện tích ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến tiết kiệm nước khoảng gần 38.000ha.
"Trong thời gian qua, được Bộ NNPTNT quan tâm và cùng với nhiều nguồn vốn khác của địa phương, các chương trình đề án, hệ thống thủy lợi của tỉnh Lâm Đồng đã từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu cơ bản phục vụ sản xuất. Cùng với đó, công tác đảm bảo an toàn đập luôn được chú trọng, các công trình có nguy cơ mất an toàn cao cơ bản được sửa chữa, nâng cấp kịp thời. Việc triển khai các quy định liên quan đảm bảo an toàn đập được triển khai và áp dụng đồng bộ. Vì vậy, đến nay tại địa phương chưa có công trình nào xảy ra sự cố gây mất an toàn" - ông Nguyễn Văn Châu thông tin.
Theo ông Châu, hiện nay, phần lớn các hồ thủy lợi vừa và nhỏ đã sử dụng từ nhiều năm trước. Một số hồ, đập trên địa bàn có thời gian sử dụng từ 30 - 40 năm. 
Trong điều kiện thiếu kinh phí, số liệu tính toán, kỹ thuật thi công hạn chế, không phù hợp với điều kiện mưa lũ cực đoan hiện nay, để đảm bảo an toàn cho các công trình hồ đập, hồ chứa thủy lợi, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và hạn chế thiệt hại khi có sự cố công trình xây dựng, cần phải thường xuyên kiểm tra công trình trước, trong và sau mùa mưa lũ nhằm phát hiện các sự cố để sửa chữa kịp thời.
Văn Long (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Infographic Chùm ảnh: Ruộng bậc thang Kon Tu Rằng vào mùa lúa chín

Vào tháng 6 hàng năm, những thửaruộng bậc thang thôn Kon Tu Rằng (xã Măng Cành, huyện Kon Plông) bắt đầu chín rộ. Những thửa ruộng bậc thang vàng rực, trải dài ven các triền núi xanh ngát xuống bờ sông Đăk Bla khiến khung cảnh nơi đây trở nên tuyệt đẹp, thu hút đông đảo du khách đến thưởng ngoạn.

Rượu ghè men lá H'nham

Rượu ghè men lá H'nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23/6

Vận hành thử nghiệm hoạt động chính quyền cấp xã mới tại Lâm Đồng vào ngày 23-6

Việc vận hành thử nghiệm đối với các đơn vị hành chính cấp xã được chọn nhằm đánh giá trực quan để rút kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh nếu có khó khăn, vướng mắc; bảo đảm hoạt động của tất cả 124 đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lâm Đồng mới thông suốt, khi chính thức hoạt động từ ngày 1-7.

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null