Làm bún từ trái gấc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người có ý tưởng ấy là Trần Đình Lượng, 26 tuổi (ở Nam Hà, H.Cư Jút, Đắk Nông). Lượng là cựu sinh viên ngành bác sĩ thú y, Trường ĐH Tây Nguyên.

Trần Đình Lượng giới thiệu sản phẩm bún gấc tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn ẢNH: NGUYỄN QUÝ
Trần Đình Lượng giới thiệu sản phẩm bún gấc tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp sáng tạo thanh niên nông thôn ẢNH: NGUYỄN QUÝ

Chàng trai này đã từng làm việc tại Israel và Đức. Nhưng sau đó về quê nhà để khởi nghiệp với dự án sản xuất bún gấc.

Lượng chia sẻ cách đây hai năm, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuộc Sở Khoa học tỉnh Đắk Nông lựa chọn hợp tác xã nông lâm nghiệp Nam Hà làm đơn vị chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những vườn cà phê và hồ tiêu kém hiệu quả sang cây gấc góp phần xóa đói giảm nghèo.
Từ quả gấc, Lượng và bạn bè đã có suy nghĩ: “Hay là thử tìm cách cho ra đời... bún từ gấc xem sao”. Nghĩ là làm, cả nhóm dành nhiều thời gian nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm, cho ra mắt sản phẩm bún gấc thiên nhiên.
Theo đó, bún gấc là sản phẩm kết hợp giữa bún gạo truyền thống và những tinh chất của trái gấc.
Theo chàng trai người Đắk Nông này, bên cạnh ưu điểm là bổ dưỡng, thì bún từ gấc có thể dùng được cho tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ đến người già đều rất tốt. Và hơn hết là dễ dàng sử dụng và chế biến, có thể kết hợp được với nhiều món ăn tùy thích như: xào, lẩu...
Chính vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt, bún gấc với chất lượng đảm bảo, giá cả phải chăng, nhiều lợi ích cho sức khỏe... đã được người dùng đón nhận nhiều. Bên cạnh đó là vô số phản hồi tích cực như: rất ngon, vừa lạ mắt, chất lượng tuyệt vời...
Theo Lượng, trong khởi nghiệp, nhất là khởi nghiệp bằng việc sản xuất ra các sản phẩm liên quan thực phẩm, thì yếu tố an toàn vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Thế nên, từ khâu quản lý đầu vào đến khi sản phẩm xuất xưởng luôn thực hiện đúng theo quy trình nghiêm ngặt.
“Với lợi thế nguyên liệu vùng nằm gần trong diện tích công viên địa chất Đắk Nông, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch để phát triển du lịch nông trại. Không chỉ quảng bá sản phẩm mà qua đó còn thu hút lượng khách đến với du lịch Đắk Nông”, Lượng cho biết thêm.
Chàng trai 26 tuổi này tin tưởng về dự án khởi nghiệp của mình thành công vì lợi thế là có vùng nguyên liệu rộng lớn có thể làm truy xuất nguồn gốc và sẽ đầu tư về chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm một cách tốt nhất…
Không dừng lại đó, Lượng còn cho biết sẽ áp dụng những kiến thức học ở nước ngoài, sẽ đưa bún gấc xuất khẩu ra thị trường các nước trên thế giới.
Theo Lượng, hiện nhóm của mình cũng đã nghĩ đến việc nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm khác từ gấc như: sợi hủ tiếu, sợi phở, bánh gấc…
“Mình vui với dự án khởi nghiệp làm bún từ gấc này. Vì không những tạo thu nhập cho cá nhân, mà còn tạo đầu ra ổn định cho cây gấc, giúp tăng mức thu nhập cho nhiều hộ gia đình, đồng thời tăng ngân sách cho địa phương”, Lượng chia sẻ.
Theo Lê Thanh (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.