Kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9, 78 năm ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân Việt Nam - Bài 2: Điểm hội tụ của những người yêu nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngôi nhà của ông Lê Đình Bân ở xã Hương Sơ (ngoại vi TP Huế) những ngày cách mạng còn 'trứng nước' cho đến tháng 8-1945 và giai đoạn kháng chiến sau này là trạm dừng chân của nhiều cán bộ. Tháng 4-1945, khi đoàn sinh viên miền Trung và Nam bộ ở khu Đại học xá Hà Nội về lại Huế để tham gia hoạt động cũng đã dừng chân nghỉ lại ngôi nhà này. Đấy cũng là những người mà vài tháng sau đã trở thành nòng cốt của Trường Thanh niên tiền tuyến.

“Bệ phóng” từ căn nhà ngoại ô

Năm 2005, khi chúng tôi tìm đến thăm, ông Lê Đình Bân đã bước vào tuổi 86. Tuy tuổi già sức yếu nhưng khi nhắc đến Trường Thanh niên tiền tuyến, ký ức của thời trai trẻ giác ngộ cách mạng, được hòa mình vào dòng người của mùa thu tháng 8-1945 khiến ông bỗng hoạt bát hẳn. Hình ảnh về những người bạn, anh em của một thời cùng Trường Thanh niên tiền tuyến khiến ông không nén nổi xúc động.

“Khi thành lập trường, ngoài uy tín của mình như một “thương hiệu” để chiêu sinh, GS Tạ Quang Bửu còn là thủ lĩnh của phong trào hướng đạo nên nắm rõ trong số những người nhập trường ai là thanh niên trí thức yêu nước thực sự và cần trang bị kiến thức quân sự cho những thanh niên này quan trọng đến nhường nào. Bởi thế, ngoài các buổi nói chuyện của luật sư Phan Anh về nhiệm vụ chung của các học viên, GS Tạ Quang Bửu đã tạo điều kiện đưa các tài liệu tuyên truyền về Việt Minh cho sinh viên đọc. Một nhóm học viên làm tổ chức Việt Minh nòng cốt trong trường gồm Nguyễn Kèn (tức Nguyễn Thế Lâm), Lê Khánh Khang, Võ Quang Hồ, Đặng Văn Việt, Phan Hàm và lấy tên là “Việt Minh Thuận Hóa”, ông Bân kể.

Ông Lê Đình Bân và những tư liệu về Trường Thanh niên tiền tuyến

Ông Lê Đình Bân và những tư liệu về Trường Thanh niên tiền tuyến

Trung tướng Lê Tự Đồng, thời điểm năm 1945 là ủy viên Ủy ban Khởi nghĩa của Huế, sau này kể lại rằng, những ngày tháng ấy, khi ông đang hoạt động trong phong trào Việt Minh tại Huế thì thấy có truyền đơn của một nhóm kêu gọi đồng bào tham gia cứu quốc, bên dưới ký là “Việt Minh Thuận Hóa”.

Ông Lê Tự Đồng đi tìm hiểu và sau khi xác định đấy là tổ chức của những trí thức yêu nước tiến bộ nên đã tham gia. Sau đó, cả hai tổ chức Việt Minh của Huế và nhóm “Việt Minh Thuận Hóa” đã hợp nhất để thành Việt Minh Nguyễn Tri Phương.

Năm 27 tuổi, ông Đặng Văn Việt đã là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 174 và Chính ủy trung đoàn này lúc bấy giờ là ông Chu Huy Mân - người sau này trở thành Đại tướng Quân đội nhân dân Việt Nam. “Huyền thoại hùm xám Đặng Văn Việt” là một trong số 43 học viên của ngôi trường mang tên Thanh niên tiền tuyến.

Trong những ngày tổng khởi nghĩa ở Huế, những sinh viên trí thức của Trường Thanh niên tiền tuyến đã góp phần không nhỏ vào việc giành chính quyền. Trong đó, Đặng Văn Việt và Nguyễn Thế Lương - hai sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến đã hạ cờ quẻ ly để treo lá cờ đỏ sao vàng trên kỳ đài Huế trước ngày 23-8, khi Huế tổng khởi nghĩa.

Qua những tư liệu, nhiều người vẫn nghĩ lá cờ quẻ ly của Chính phủ Nam triều trên kỳ đài trước Ngọ Môn được hạ xuống và thay bằng lá cờ đỏ sao vàng cách mạng đã diễn ra vào ngày Huế tổng khởi nghĩa thắng lợi 23-8-1945, nhưng thực tế lá cờ đỏ sao vàng đã được treo lên kỳ đài Huế trước đó 2 ngày: 21-8-1945. Sở dĩ có chuyện treo cờ sớm trước ngày Huế khởi nghĩa như thế vì ngay sau khi Hà Nội tổng khởi nghĩa giành chính quyền thành công ngày 19-8, cùng thời gian này nhân dân các huyện Phong Điền, Phú Lộc… của Thừa Thiên cũng nổi dậy giành chính quyền. Chính vì vậy mà có chuyện hai chàng trai của Trường Thanh niên tiền tuyến được lệnh hạ cờ quẻ ly, treo cờ đỏ sao vàng lên kỳ đài Huế.

Ba ngày trước khi nổ ra Tổng khởi nghĩa tháng Tám ở Huế, các đồng chí trong Ủy ban chỉ đạo khởi nghĩa của Trung ương cử vào gồm Tố Hữu, Nguyễn Duy Trinh, Hồ Tùng Mậu cũng đã chọn ngôi nhà của ông Lê Đình Bân ở xã Hương Sơ (ngoại vi TP Huế) làm trạm nghỉ chân.

Từ lá cờ đỏ sao vàng mùa thu năm ấy

“Lá cờ đỏ sao vàng ấy rộng bằng cả hai gian nhà, trải ra như tấm thảm lớn, được cuộn tròn lại và gác lên 2 chiếc xe đạp, hai chàng thanh niên đẹp trai trong quân phục chỉnh tề, ca lô hai sừng đội đầu, kaki kiểu kỵ mã vàng óng, đôi ghệt cao cổ của chàng ngự lâm quân. Tất cả binh hỏa lực để xung trận là “hai đứa tui”, khẩu barillet to bằng bàn tay và 6 viên đạn…”, ông Đặng Văn Việt kể lại trong hồi ký của mình (“Giải phóng quân Huế 1945”). Cả hai đẩy 2 chiếc xe đạp chở lá cờ tiến về phía kỳ đài.

Tiểu đội lính dõng gác kỳ đài và làm nhiệm vụ đốt pháo lệnh báo giờ ở đấy răm rắp làm theo lệnh: buộc cờ vào dây, qua ròng rọc đưa cờ đỏ sao vàng lên cao và cờ nhà vua hạ xuống. Lúc ấy là 2 giờ chiều ngày 21-8, ông Việt còn nhớ “lúc ấy có một chiếc máy bay hai thân cánh bạc lượn ba vòng quanh cột cờ nghiêng cánh như vẫy chào rồi bay hút ra phía biển.

Lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh kỳ đài Huế hôm đó mang một ý nghĩa trọng đại, báo hiệu sự chấm dứt của một vương triều trị vì 143 năm và mấy ngàn năm của chế độ phong kiến, đất nước sang trang sử mới của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Một tuần sau, trong buổi chiều vua Bảo Đại làm lễ thoái vị trao ấn kiếm cho đại diện Chính phủ Trung ương từ Hà Nội vào và tuyên bố: “Thà làm dân một nước tự do hơn làm vua một nước nô lệ”. Trong buổi lễ có nghi thức hạ cờ vàng lần thứ hai và treo cờ đỏ sao vàng chính thức lên đỉnh cột.

Cố nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi giới thiệu cuốn sách “Giải phóng quân Huế 1945” nói về Trường Thanh niên tiền tuyến đã viết: “Trong lịch sử quân đội ta, ít có ngôi trường nào mang những đặc điểm kỳ lạ như Trường Thanh niên tiền tuyến Huế. Nó là thao trường của một thế hệ trí thức yêu nước, đào tạo ra lớp cán bộ chỉ huy đầu tiên của giải phóng quân Thừa Thiên Huế. Những nhà sáng lập (Phan Anh, GS Tạ Quang Bửu) thực ra đã nhằm một mục đích dân tộc lớn lao chứ không phải đào tạo cho sĩ quan quân đội thân Nhật... Các sự kiện khi đó quả thực có tầm vóc lịch sử đã được kể một cách khiêm tốn như kỷ niệm một thời trai trẻ của những sinh viên Trường Thanh niên tiền tuyến mà giờ đây đã trở thành những tướng lĩnh và chỉ huy những binh đoàn của Quân đội Nhân dân Việt Nam”.

Từ ngôi trường ấy, những chàng trai trí thức yêu nước đã trở thành nòng cốt của lực lượng giải phóng quân Huế, cùng lên đường Nam tiến, chiến đấu ở Sài Gòn, Nha Trang... Trường Thanh niên tiền tuyến đã cung cấp cho đất nước những năm kháng chiến gian lao một thế hệ tướng lĩnh cách mạng tài ba và thao lược. Và điểm hội tụ với tất cả họ chính là tình yêu Tổ quốc vô bờ bến trong mỗi hồng cầu người dân nước Việt!

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.