Ksor Tư làm đặc sản gạo A Sanh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ một ý tưởng được cho là mạo hiểm - mở rộng vùng sản xuất gạo A Sanh, anh Ksor Tư-Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp và Dịch vụ xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã từng bước tạo ra sản phẩm gạo sạch cho người tiêu dùng mang lại nguồn thu nhập chính cho người nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho địa phương, từng bước làm giàu ngay trên diện tích đất vốn có của mình.

Sau nhiều năm tìm hiểu thị trường, đặc tính canh tác của người dân bản địa, tháng 11-2020, anh Ksor Tư-Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp và Dịch vụ xã Ia Dêr đã làm cầu nối cho gạo A Sanh ra thị trường. Anh cho biết: Chúng tôi quyết định đặt tên gạo A Sanh là xuất phát từ tên của một vị anh hùng của người dân Tây Nguyên lái đò trên sông Pô Cô”.

.Anh Ksor Tư-Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp và Dịch vụ xã Ia Dêr đưa sản phẩm gạo A Sanh đến thị trường.
.Anh Ksor Tư-Chủ nhiệm Tổ hợp tác Nông nghiệp và Dịch vụ xã Ia Dêr đưa sản phẩm gạo A Sanh đến thị trường.


Tổ hợp tác liên kết với 42 hộ dân trên địa bàn xã Ia Der cùng góp vốn xây dựng vùng chuyên canh sản xuất lúa J02 theo mô hình liên kết. Các hộ được hỗ trợ kỹ thuật, phân bón và giúp tiêu thụ sản phẩm với giá ổn định từ lúa gạo từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.

 Giống lúa J02 sinh trưởng khoảng 108 ngày và phát triển phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Ia Grai.
Giống lúa J02 sinh trưởng khoảng 108 ngày và phát triển phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng trên địa bàn huyện Ia Grai.


Anh Ksor Tư chia sẻ: Giống lúa J02 là giống lúa thuộc dòng Japonica có nguồn gốc từ Nhật Bản, sinh trưởng và phát triển phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng trên địa bàn xã Ia Der, giống ít sâu bệnh, chống chịu hạn tốt và cho năng suất ước đạt trên 6 tấn/ha/vụ. Từ đó, cho ra sản phẩm gạo A Sanh đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.

Chủ nhiệm Ksor Tư tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia chăm sóc trồng lúa giống J02 tạo sản phẩm Gạo đặc sản A Sanh.
Chủ nhiệm Ksor Tư tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia chăm sóc trồng lúa giống J02 tạo sản phẩm Gạo đặc sản A Sanh.
 Việc ký kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo A Sanh sẽ giúp người dân yên tâm sản xuất khi tham gia mô hình liên kết.
Việc ký kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa gạo A Sanh sẽ giúp người dân yên tâm sản xuất khi tham gia mô hình liên kết.


Anh Đỗ Xuân Hiền-Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện-cho biết: Gạo A Sanh thơm ngon tự nhiên, vị đậm ngọt, ăn ngon hơn, hạt cơm mềm dẻo và không bị cứng khi để nguội so với gạo địa phương. Nhờ đó, người tiêu dùng yên tâm lựa chọn loại gạo này cho nhu cầu của gia đình. Qua đó tạo việc làm cho người dân, từng bước nâng giá trị kinh tế của hạt gạo, dần đưa hạt gạo đặc sản A Sanh tiếp cận phân khúc hàng hóa chất lượng cao ở nhiều tỉnh thành trên cả nước.

Anh Ksor Tư (thứ 3 từ trái sang) hướng dẫn các thành viên trong tổ hợp tác bảo quản giống lúa J02 cho sản phẩm gạo A Sanh.
Anh Ksor Tư (thứ ba từ trái sang) hướng dẫn các thành viên trong tổ hợp tác bảo quản giống lúa J02 cho sản phẩm gạo A Sanh.
Sản phẩm gạo A Sanh được đóng gói cẩn thận để đảm bảo độ khô, giữ được tinh chất của gạo và giúp gạo bảo quản được lâu hơn.
Sản phẩm gạo A Sanh được đóng gói cẩn thận để đảm bảo độ khô giữ được tinh chất của gạo và giúp gạo bảo quản được lâu hơn.
Chị Puih Alich (làng lang1, xã Ia Dêr) thành viên Tổ hợp tác cho biết: Gia đình tôi có 4 sào lúa nước 2 vụ trồng giống lúa mới J02, vụ mùa này gia đình tôi thu được 24 tạ, sau khi trừ chi phí còn lại hơn 6 triệu đồng.
Chị Puih Alich (làng lang1, xã Ia Dêr) thành viên Tổ hợp tác cho biết: Gia đình tôi có 4 sào lúa nước 2 vụ trồng giống lúa mới J02, vụ mùa này gia đình tôi thu được 24 tạ, sau khi trừ chi phí còn lại hơn 6 triệu đồng.
Anh Kor Tư và các thành viên trong tổ hợp tác đóng gói sản phẩm gạo A Sanh để cung cấp ra thị trường. Giá lúa gạo A Sanh hiện nay từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.
Anh Kor Tư và các thành viên trong tổ hợp tác đóng gói sản phẩm gạo A Sanh để cung cấp ra thị trường. Giá lúa gạo A Sanh hiện nay từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg.
Sản phẩm Gạo A Sanh được trưng bán tại Hội chợ Nông sản an toàn năm 2020.
Sản phẩm Gạo A Sanh được trưng bán tại Hội chợ Nông sản an toàn năm 2020.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Ký ức 30/4

Ký ức 30/4

Đã 49 năm trôi qua, kể từ Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024), nhưng với những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” ký ức ngày 30/4/1975 không thể nào quên.
Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

Gia Lai căng mình ngăn lửa, giữ rừng

(GLO)- Giữa tiết trời nóng nực hơn 40℃, trên những ngọn núi, triền đồi, lực lượng bảo vệ rừng Gia Lai vẫn kiên nhẫn sải bước tuần tra. Khó khăn của thực tại là động lực để họ vượt lên nhằm ngăn ngừa "bà hỏa", giữ màu xanh của rừng cho mai sau.

Khát vọng phồn vinh

Khát vọng phồn vinh

Đất nước ta đã bước qua cánh cửa đói nghèo nhưng sự thịnh vượng của dân tộc vẫn còn ở phía trước, rất cần sự chung tay góp sức của mọi con dân nước Việt, nhất là thế hệ trẻ.
Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

Đi trong hầm xuyên núi Đặng Thùy Trâm

“Rừng khuya im lặng như tờ, không một tiếng chim kêu, không một tiếng lá rụng hay một ngọn gió nào đó khẽ rung cành cây…”, tôi đọc đoạn nhật ký của bác sĩ Đặng Thùy Trâm trước giờ vào khu vực núi Chúa, nơi đang thi công hầm xuyên núi thuộc dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn.
Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Sống ở TP.HCM: 'Cắt tóc trời' kiêu hãnh tháng năm, yêu nghề đến lạ

Ở TP.HCM, có những người dành hơn nửa đời để làm đẹp khuôn mặt, mái đầu cho thiên hạ. Không biển hiệu, không tiện nghi hiện đại và chỉ với chiếc ghế bành sờn da, chiếc gương cũ và bộ đồ nghề, nhiều năm qua những người thợ cắt tóc vỉa hè đã góp phần làm nên một nét văn hóa rất đặc trưng của TP.HCM.
Người trở về

Người trở về

Sự trở về là minh chứng sinh động cụ thể nhất cho việc vượt qua định kiến và mặc cảm về những gì họ đã từng nghĩ, từng hành động.