Krông Pa chú trọng xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Krông Pa là huyện thuần nông sản xuất nhiều loại cây trồng, vật nuôi hàng hóa phục vụ chế biến trong nước và xuất khẩu. Để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, huyện đã xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận “Bò Krông Pa-Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”.
Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo trên địa bàn huyện Krông Pa. Ảnh Lê Nam

Mô hình chăn nuôi bò vỗ béo trên địa bàn huyện Krông Pa. Ảnh Lê Nam

Krông Pa là một trong những địa phương có số lượng đàn bò lớn nhất của tỉnh. Hiện nay, tổng đàn bò của huyện có hơn 63.600 con ( bò lai chiếm 27%). Đây là tiềm năng cho hoạt động sản xuất các sản phẩm từ thịt bò và đã có nhiều sản phẩm được công nhận đạt 3-4 sao OCOP như: bò một nắng, bò khô miếng, bò khô sợi, bò gác bếp... Điều này đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Ông Trần Văn Lương-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Thời gian qua, để đàn bò trên địa bàn huyện phát triển tốt, góp phần nâng cao giá trị và tạo thành mối liên kết trong tiêu thụ sản phẩm, các ngành, địa phương của huyện đã và đang triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp như: UBND huyện phối hợp với Sở Khoa học-Công nghệ tỉnh, Viện Khoa học Nông lâm nghiệp Tây nguyên triển khai đề tài khoa học công nghệ về “Nâng cao chất lượng đàn bò thịt huyện Krông Pa” bằng các giống bò chuyên thịt huyện Krông Pa, với kinh phí gần 1,7 tỷ đồng. Đến nay, đề tài đã triển khai phối giống nhân tạo cho gần 3.000 con bò bằng các giống bò chuyên thịt như: Red Angus, Brahman, Charolaise, Limousine, BB...; xây dựng 10 mô hình chế biến thức ăn cho bò lai; ứng dụng công nghệ cao vào phát triển chăn nuôi, kiểm soát và chăn nuôi an toàn dịch bệnh, xử lý chất thải trong chăn nuôi bằng công nghệ khí sinh học, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường...

Anh Ngô Đức Mạo-chủ cơ sở sản xuất bò một nắng Ama Châu đang đóng gói sản phẩm bò một nắng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao để gửi đi cho khách hàng. Ảnh: Lê Nam

Anh Ngô Đức Mạo-chủ cơ sở sản xuất bò một nắng Ama Châu đang đóng gói sản phẩm bò một nắng đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao để gửi đi cho khách hàng. Ảnh: Lê Nam

Theo ông Lương, không riêng gì phát triển đàn bò, việc chế biến các sản phẩm từ bò cũng được các hộ kinh doanh, hợp tác xã và doanh nghiệp chú trọng. Theo đó, UBND huyện Krông Pa đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh, Trường đại học Tôn Đức Thắng triển khai đề tài khoa học công nghệ về thiết kế chế tạo hệ thống máy chế biến thịt bò một nắng tại huyện Krông Pa, với kinh phí gần 1,5 tỷ đồng. Đến nay đề tài đã thực hiện 2 hệ thống chế biến thịt bò 1 nắng cho 2 nhóm hộ/10 người; sản phẩm bò 1 nắng đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, giúp cho 2 cơ sở bảo đảm trong truy xuất nguồn gốc, bổ sung thông tin vào nhãn hiệu sản phẩm, tạo sự minh bạch cho người tiêu dùng yên tâm về chất lượng, nâng cao chất lượng cho thịt bò 1 nắng Krông Pa. “Đầu tháng 4-2022, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu “Bò Krông Pa-Gia Lai” cho UBND huyện Krông Pa là chủ sở hữu nhãn hiệu. Điều này góp phần đưa các sản phẩm chế biến từ thịt bò của huyện trở thành sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, được bảo hộ nhãn hiệu và đem lại hiệu quả kinh tế cao”-ông Lương thông tin.

Thuốc là là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Ảnh: Lê Nam

Thuốc là là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Ảnh: Lê Nam

Nhắc đến Krông Pa không thể không nhắc đến cây thuốc lá. Đây là một trong những cây trồng thế mạnh của huyện. Hàng năm, tổng diện tích gieo trồng khoảng 2.200 ha, tập trung chủ yếu tại các xã: Ia Rsươm, Ia Rsai, Chư Rcăm, Uar, Chư Gu, Chư Drăng, Phú Cần, Ia Mlah, Ia Rmok và thị trấn Phú Túc. Cây thuốc lá đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân với thu nhập bình quân khoảng 120 triệu đồng/ha, cao hơn 2-3 lần so với cây mì. Bên cạnh đó, đầu ra sản phẩm của cây thuốc lá cũng rất ổn định, giá cả thị trường ngày càng cao. Do đó, huyện Krông Pa đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm thuốc lá lá.

Theo ông Võ Ngọc Châu-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện: Sản xuất thuốc lá nguyên liệu chiếm đến 1/5 tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện. Dù chỉ trồng trong vụ Đông Xuân nhưng giá trị từ cây thuốc lá mang lại hàng năm khoảng 220-250 tỷ đồng. Chất lượng thuốc lá sản xuất ở huyện Krông Pa được các nhà đầu tư thu mua nguyên liệu để sản xuất thuốc lá điếu được đánh giá cao, thể hiện ở một số chỉ tiêu như: lượng nicotine cao 2,5-3%, kích thước lá, màu sắc đẹp, độ dầu dẻo cao, độ tổn thương thấp, độ dầy, thành phần hóa học phù hợp, có vị thơm đặc trưng… “Vừa qua, nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ. Đây là tín hiệu vui cho ngành nông nghiệp huyện. Điều này góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Thời gian đến, chúng tôi sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”. Đặc biệt, trong vụ Đông Xuân này, UBND huyện giao cho Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp phối hợp với 1 doanh nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa và có sự hướng dẫn chuyên gia người nước ngoài để trồng thử nghiệm 8 ha thuốc lá có áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng hàm lượng nicotine trong thuốc lá lên trên 3,5-4% nhằm đáp ứng tiêu chuẩn của nước ngoài. Đồng thời, trồng thử nghiệm giống mới để làm thuốc lá xì gà”-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chia sẻ.

Người dân xã Chư Gu xâu những lá thuốc lại để đưa vào lò sấy. Ảnh: Lê Nam

Người dân xã Chư Gu xâu những lá thuốc lại để đưa vào lò sấy. Ảnh: Lê Nam

Trao đổi với P.V, ông Ksor Tin-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa-cho biết: Để khai thác, phát huy có hiệu quả giá trị của văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Bò Krông Pa-Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch quản lý, phát triển các nhãn hiệu chứng nhận. Trong đó, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, sức cạnh tranh cho các sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Bò Krông Pa-Gia Lai” và “Thuốc lá lá Krông Pa-Gia Lai”, góp phần tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho các thành phần kinh tế tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn huyện. Khai thác, phát huy có hiệu quả giá trị của văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận sau khi được cấp, gắn mục tiêu phát triển bền vững với mục tiêu xây dựng, phát triển và khẳng định thương hiệu sản phẩm của địa phương trên thị trường.

“Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục xây dựng và đề xuất công nhận nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý cho một số sản phẩm chủ lực khác như: điều Krông Pa, dê Krông Pa... Đó cũng là tiền đề để hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân đưa sản phẩm đặc trưng của huyện ra thị trường, khẳng định chất lượng sản phẩm nông nghiệp của huyện Krông Pa. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, nâng cao đời sống người dân”-Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Pa thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.