Kông Chro: Học sinh vẫn phải lội sông đến trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ nhiều năm nay, hàng chục học sinh dân tộc Bahnar của Trường THCS Kpă Klơng, xã An Trung, huyện Kông Chro vẫn phải liều mình lội qua dòng sông Ba hung dữ để đến trường. Một năm học mới nữa lại đến, nhưng sự nguy hiểm trong mỗi bước chân đến trường của các em thì vẫn còn đó.

6 giờ sáng, khi mặt trời vẫn đang mấp mé sau ngọn núi, nhóm học sinh Trường THCS Kpă Klơng của 3 làng Biêng, Kia 1, Kia 2 phía bên kia sông Ba bắt đầu lò dò xuống bờ sông. Hành trang đến trường của các em khiến chúng tôi cảm thấy vô cùng lạ lẫm. Các em vẫn mặc áo trắng, nhưng thay vì chiếc quần xanh quen thuộc là  những chiếc quần cộc quá đầu gối. Ngoài cặp sách, trên tay các em còn lủng lẳng chiếc bì nilông đựng quần áo. Mọi thứ dường như đã được chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc vượt sông, việc mà ngày nào các em cũng thực hiện hai lượt đi và về.

 

Các em học sinh phải nắm chặt tay nhau để không bị cuốn trôi giữa dòng sông Ba. Ảnh: L.V.N
Các em học sinh phải nắm chặt tay nhau để không bị cuốn trôi giữa dòng sông Ba. Ảnh: L.V.N

Các em nắm tay nhau rồi nhè nhẹ đặt bàn chân xuống làn nước lạnh buổi sớm. Ngày nào cũng phải làm công việc này, nhưng trên gương mặt các em vẫn lộ rõ vẻ lo sợ, đặc biệt là các em học sinh nữ. Em Y Xá, học sinh lớp 7C cho biết: “Em biết bơi, nhưng vẫn sợ lắm, vì muốn qua trường sớm thì phải lội sông cùng các bạn, đi qua cầu thì xa lắm mà nhà em lại không có xe”. Dẫu sợ nhưng các em vẫn phải mò mẫm dò xét từng bước chân xuống dòng sông đang ngầu đục.

Lòng sông Ba rất nhiều đá, to nhỏ đủ loại, rêu bám trơn như mỡ, chỉ cần sơ suất bước hụt thì dòng nước chảy xiết đã sẵn sàng cuốn đi. Việc học sinh bị trượt chân, bong gân, sách vở trong cặp ướt sũng… không phải là chuyện lạ.       

Giữa khúc sông rộng hơn 50 mét, từng nhóm học sinh như lọt thỏm giữa dòng nước chảy xiết. Chơi vơi giữa dòng, không có gì bấu víu ngoài những bàn tay nắm chặt vào nhau, nhiều em mất thăng bằng loạng choạng suýt ngã xuống sông.

Tiếng hét lên vì sợ của các em vang lên át cả tiếng ầm ầm của dòng nước vỗ vào những tảng đá lớn. Mùa này, mực nước sông Ba nhiều đoạn  mấp mé ngang hông. Những em nhỏ hơn thường phải có người lớn đi cùng hoặc đi cùng những nhóm anh chị lớn. Thông thường, các em phải mất 15 phút để qua khúc sông này. Vừa leo con dốc cao từ bờ sông lên, em Dớt học sinh lớp 8C hổn hển: “Em lội sông đi học đã 2 năm nay nên quen rồi đỡ sợ hơn, nhưng khi nào nước lớn quá thì em đành phải nghỉ học”. Sau khi vượt sông, các em liền vội vã thay quần áo ướt để chuẩn bị đến trường cho kịp giờ vào lớp. Nhiều em không mang quần áo đành đến lớp với bộ quần áo ướt đẫm nước sông.

Nước sông Ba vẫn cuồn cuộn chảy, nguy hiểm vẫn chờ chực trong từng bước chân của các em. Cả học sinh và phụ huynh vẫn biết về sự nguy hiểm, nhưng vì con chữ những bước chân vẫn hàng ngày mò mẫm qua sông như đùa giỡn với tử thần. Ông A Văn, làng Biêng bày tỏ: “Mình có hai đứa con học bên đó, muốn qua cầu cho an toàn thì phải đi gần 30 km mới đến được trường mà nhà mình nghèo không có xe cho lũ trẻ đi học. Dẫu nguy hiểm cũng phải cho chúng nó đi tìm cái chữ, lúc trước cũng dẫn đi một vài lần nhưng sau đó quen rồi nên để cho chúng tự đi”.

Thầy Huỳnh Cao Thương-Phó Hiệu trưởng Trường THCS Kpă Klơng cho biết: “Toàn trường có 70 em học sinh thường xuyên phải  lội qua sông để đến lớp. Nhà trường đang vận động để các em ở nội trú tại trường nhưng kinh phí còn hạn hẹp”.

Đây là tình trạng đã tồn tại từ nhiều năm qua. Đề nghị chính quyền địa phương cần có giải pháp hỗ trợ để mỗi bước chân đến trường của các em không còn tiềm ẩn rủi ro.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.