Kinh tế phục hồi nhanh nhưng đừng quên rủi ro vĩ mô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng trong những tháng cuối năm 2021 là cơ sở để các chuyên gia trong nước và quốc tế dự báo khả năng kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm tới. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, không vì quá lạc quan mà mất cảnh giác với những nguy cơ tiềm ẩn khiến nền kinh tế bị tổn thương, nhất là khi dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới. 

Đại dịch Covid-19 đã đẩy nền kinh tế thế giới suy thoái nghiêm trọng. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các biện pháp phòng-chống dịch quyết liệt đã khiến nền kinh tế bị tổn thương nghiêm trọng. Tuy nhiên, từ cuối quý III, nhờ tỷ lệ bao phủ vắc xin tăng nhanh, Chính phủ đã thay đổi chiến lược chống dịch từ “Zero Covid” sang “thích ứng an toàn, sống chung với Covid”, tạo tiền đề cho kinh tế nhanh chóng phục hồi với những tín hiệu lạc quan.

Công nhân làm việc tại Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Cao Nguyên (Khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện
Công nhân làm việc tại Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood Cao Nguyên (khu Công nghiệp Trà Đa, TP. Pleiku). Ảnh: Như Nguyện


Đến cuối tháng 12, kim ngạch xuất-nhập khẩu cả nước ước đạt 660 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2020, trong đó, kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 331 tỷ USD, tăng 17,2%. Sự đảo chiều ngoạn mục này đã đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất siêu 6 năm liên tiếp. Dự báo xuất khẩu tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế năm trong năm 2022. Cùng với đó là thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vượt mốc 31 tỷ USD, tăng 9% so với năm ngoái.  

Nhìn vào các chỉ số quan trọng của nền kinh tế, có thể thấy chúng ta đã làm được những điều phi thường. Trong khi biến thể Delta và giờ là biến thể Omicron khiến nhiều nước trên thế giới chao đảo, Việt Nam vẫn duy trì được mức tăng trưởng dương trên 2%, được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thương mại quốc tế.

Đó là cơ sở để các định chế kinh tế-tài chính và giới chuyên gia lạc quan về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm tới và khuyến cáo Việt Nam cần tận dụng thật tốt và hội nhập sâu rộng thông qua hệ thống các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết. Việt Nam có thể đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm tới nếu đáp ứng 2 điều kiện: kiểm soát tốt đại dịch và cải thiện cán cân cung-cầu.

Phải nói rằng, ổn định được kinh tế vĩ mô, lạm phát thấp trong bối cảnh 23 tỉnh, thành phố phải giãn cách xã hội trong quý III với nền kinh tế mở như Việt Nam là thành tích ấn tượng.  

Tuy nhiên, xin đừng vui quá mà quên đi những rủi ro vĩ mô, “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”! Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng cảnh báo “không chủ quan, thỏa mãn; không say sưa với thành tích, thắng lợi, bởi đất nước vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức”. Lời nhắc nhở ấy luôn đúng và cần cho đất nước, ngay cả khi được dự báo nhiều tốt đẹp trong tương lai.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính chung 11 tháng năm 2021, CPI tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016. Lạm phát cơ bản 11 tháng chỉ tăng 0,82%.

Lạm phát thấp chưa hẳn đã là điều tốt. Bởi lẽ, đó là lạm phát khi các chuỗi cung ứng đứt gãy, sản xuất và lưu thông đình trệ, sinh kế của người dân bị đảo lộn, bị bào mòn do tác động tiêu cực của việc phòng-chống dịch Covid-19. Chưa bao giờ sức mua giảm sâu liên tục như mấy tháng qua (tháng 7 giảm 19,8%; tháng 8: 31,3%; tháng 9: 28,4%; tháng 10: 19,5%). Đó là điều chưa từng có với nước ta vì sức mua luôn tăng 9-10% trong điều kiện bình thường.

Trong khi đó, các nền kinh tế lớn trên thế giới mà nước ta có quan hệ làm ăn mật thiết đã bắt đầu đối mặt với lạm phát (Mỹ lạm phát 6,2% trong tháng 10, cao nhất so với cùng kỳ năm trước; khu vực EU dự báo lạm phát sẽ đạt đỉnh 2,6% năm nay trước khi giảm nhẹ vào năm 2022).

Lạm phát cũng như giá cả nguyên vật liệu, logistics... trên thế giới tăng cao là yếu tố đáng lo ngại, tác động trực tiếp, tiêu cực đến giá cả trong nước. Nói cách khác, nếu chúng ta không nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài, làm cho giá cả đầu vào tăng, chi phí đẩy cao thì lạm phát của Việt Nam có thể ở mức âm.

Quá trình phục hồi kinh tế khi thực hiện Nghị quyết 128 được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, một số chuyên gia dự báo, tăng trưởng GDP năm nay chỉ khoảng 1,5-2%, thấp hơn mức 2,91% năm ngoái. Đây là mức tăng thấp nhất trong 2 năm liên tục từ năm 1990 đến nay.

Vì vậy, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP tối thiểu của nhiệm kỳ là 6,5%, các chuyên gia cho rằng, tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm của 4 năm tới phải hơn 7,5%. Tuy vậy, cho đến nay, dự báo lạc quan nhất về tăng trưởng năm 2022 cũng chỉ là 6,5%.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...