Kinh tế Gia Lai và tầm nhìn chiến lược

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Kết thúc năm Canh Dần-2010 cũng là lúc kết thúc một nhiệm kỳ lãnh đạo phát triển các mặt kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh nội tỉnh trong bối cảnh chung của đất nước gặp nhiều khó khăn, thử thách. Tuy vậy, với những kết quả khả quan đạt được, chúng ta có quyền kỳ vọng từ bước khởi đầu năm mới Tân Mão-2011, cũng là năm bắt đầu của nhiệm kỳ lãnh đạo 2010-2015, Gia Lai với vị thế “ngày càng trung tâm” trong mối tương quan với… biển, tương quan với khu vực các nước láng giềng, cùng với nội lực của mình đang có nhiều lợi thế để nhanh chóng trở thành vùng kinh tế động lực-không chỉ ở Bắc Tây Nguyên mà còn của khu vực Tam giác phát triển (Việt Nam-Lào-Campuchia).
Duy trì và phát huy nội lực
Báo cáo trình bày trước Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (nhiệm kỳ 2010-2015), phần kiểm điểm công tác nhiệm kỳ trước đó, nêu rõ: Nền kinh tế (5 năm qua) tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,6%/năm, vượt 1,1% mục tiêu đề ra. Đến năm 2010, quy mô nền kinh tế gấp 3,24 lần so với đầu nhiệm kỳ. Cơ cấu kinh tế cũng chuyển dịch đúng hướng với tỷ trọng nông-lâm nghiệp chiếm 39,84%, công nghiệp-xây dựng chiếm 32,08%, dịch vụ chiếm 28,07%; so với đầu nhiệm kỳ, tỷ trọng nông-lâm nghiệp đã giảm 8,66%, hai lĩnh vực còn lại tăng lần lượt 8,6% và 0,58%.
Khởi công xây dựng quốc lộ 25. Ảnh: Đức Thụy
Khởi công xây dựng quốc lộ 25. Ảnh: Đức Thụy
Hoạt động tài chính-ngân hàng chuyển biến tích cực. Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội liên tục tăng qua các năm (bình quân 13,5%/năm) và cả nhiệm kỳ đã huy động được nguồn vốn phát triển lên tới 31.514 tỷ đồng, tập trung cho cải thiện hệ thống hạ tầng kinh tế và dân sinh, góp phần tăng năng lực sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân… Phát triển kinh tế cũng góp phần cơ bản trong việc thực hiện thành công các mục tiêu về văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh.
Tuy vậy, với cái nhìn “cận cảnh” và sinh động hơn, cũng phải thừa nhận rằng, trong những năm qua, chúng ta đã đánh thức, thậm chí đã khai thác hầu như cạn kiệt các nhóm tài nguyên quan trọng hiện hữu trên địa bàn, như tài nguyên rừng và đất rừng, khoáng sản, thủy điện…
Trong khi đó năng lực lao động chưa được cải thiện cơ bản về chất, công nghệ và công nghiệp chế biến chưa được nâng cao-ngay ở mặt hàng gỗ tinh chế vốn là thế mạnh “truyền thống”-chưa tạo được những nhóm hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Vì vậy, về cơ bản, nền kinh tế vẫn nghiêng về phía “ăn sẵn” những giá trị cố hữu mà thiếu vắng sự đầu tư chiều sâu trên mọi lĩnh vực.
Trong tương lai gần, khi các nguồn tài nguyên hữu ích đã không còn, hệ thống hạ tầng được tạo ra để phục vụ chúng sẽ giảm dần giá trị kinh tế mà chỉ thuần còn là vấn đề dân sinh. Tốc độ phát triển chắc hẳn sẽ chậm lại.
Những năm vừa qua cũng bộc lộ một số vấn đề về đầu tư các dự án bất động sản, các dự án ở trung tâm đô thị mà nổi bật là các “dự án xí phần”. Nhiều chủ đầu tư cam kết, hứa hẹn quá nhiều nhưng sau khi được cấp phép hoặc khởi công rồi “ngâm” công trình hoặc bỏ cho cỏ mọc. Rõ ràng là sức cầu nội địa còn rất hạn chế trong khi bộ máy công quyền và nhà đầu tư cũng không thể tạo ra cơ hội kích cầu hiệu quả nào khác ngoài việc “chờ thời” và dùng dự án để “biến hóa” trên thị trường chứng khoán hoặc để khuếch trương thanh thế, tìm kiếm lợi ích khác. Về mặt quản lý, đây là những vấn đề cần được nhanh chóng khắc phục…
Căn bản cho một tầm nhìn chiến lược
Năm 2011 được đánh dấu bởi một số công trình đang hoàn thành hoặc chuẩn bị khởi công; một mặt đánh dấu diện mạo mới của đô thị trung tâm, mặt khác cũng là những chương trình thu hút đầu tư mới. Ngoài một vài cao ốc, sân vận động TP. Pleiku vừa đưa vào sử dụng, các dự án đô thị mới đang tiếp tục triển khai như: Khu đô thị Hoa Lư-Phù Đổng, Khu Đô thị Cầu Sắt, Phú An, Phượng Hoàng… năm này cũng bắt đầu cho những tín hiệu lạc quan mới.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Thế Dũng: “Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phục hồi, dự báo khả năng đầu tư vào một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh trong năm 2011 và giai đoạn tiếp theo có dấu hiệu khả quan với một số dự án đầu tư mới đã và sẽ được triển khai. Hiện một số nhà đầu tư đang xúc tiến thủ tục để đầu tư các công trình lớn như: Quốc lộ 14-đoạn Pleiku-km 110 theo hình thức BOT, một số dự án đường giao thông theo hình thức BT, một số khách sạn quy mô 4-5 sao, Khu Du lịch suối Hội Phú, các khu, cụm công nghiệp, đầu tư vào khu Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, các dự án thủy điện, thủy lợi, trồng cao su; triển khai dự án mở rộng, nâng cấp sân bay Pleiku, dự án Nhà máy Cồn nhiên liệu Ethnol tại huyện Đak Đoa… Một số nhà máy chế biến cũng đang tiếp tục nâng công suất”.
Ngoài ra, một dự án Sân golf cùng Khu Liên hợp Thể thao rộng 500 ha tại Đak Đoa cũng đang được đặt lên bàn nghị sự. Trong đó, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai sẽ là chủ đầu tư Dự án Khu đô thị-Du lịch suối Hội Phú và công trình Trung tâm Thương mại Pleiku sẽ được xây mới, hiện đại hơn.
Ông Đoàn Nguyên Đức-Chủ tịch Tập đoàn HA.GL, cho biết thêm: Công trình Bệnh viện Hoàng Anh liên kết với Trường Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cũng đang nhanh chóng hoàn thành (dự kiến khánh thành vào tháng 3-2011) với kiến trúc đẹp bậc nhất trong hệ thống bệnh viện cả nước, có những thiết bị hiện đại nhất nước với nguồn giáo sư, tiến sĩ hàng đầu từ Đại học Y dược về đây công tác và chuyển giao chuyên môn, kỹ thuật sẽ góp phần đưa bệnh viện này thành trung tâm điều trị có tầm quốc gia. Thêm vào đó, tập đoàn này cũng chuẩn bị đầu tư một công trình phúc lợi dành cho người già-một viện dưỡng lão…
Tuy nhiên, “Cả hai công trình này không đặt trọng tâm vào kinh doanh mà sẽ là công trình mang ý nghĩa đóng góp cho xã hội của Tập đoàn HA.GL”-ông Đức nhấn mạnh. 
Về phía “đối ngoại”, các đơn vị như Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (thông qua các công ty thành viên tại Gia Lai), Binh đoàn 15, Tập đoàn HA.GL và nhiều công ty khác cũng đang mở rộng các hạng mục đầu tư (cao su, mía đường, khoáng sản, thủy điện…) ở Lào và Campuchia, đưa Gia Lai trở thành tỉnh đầu tư lớn nhất vào các nước láng giềng. Hiện hầu hết đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản, lợi ích từ đây rồi sẽ có cơ hội tái đầu tư chiều sâu vào kinh tế-xã hội tỉnh nhà.
Trong bối cảnh này và với khả năng “cộng đồng trách nhiệm” giữa quản lý nhà nước và doanh nghiệp, Gia Lai rõ ràng đang có một hướng đi, tầm nhìn mang tính chiến lược hơn trước rất nhiều.
Nguyễn Thịnh

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm