Kiên quyết xử lý sai phạm trong sản xuất than củi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Mới đây, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất than củi trên địa bàn tỉnh. Tuy không sử dụng củi rừng tự nhiên nhưng một số cơ sở không có hồ sơ bảo vệ môi trường, không đảm bảo về thủ tục đất đai. 
Theo kết quả kiểm tra, rà soát, trên địa bàn huyện Chư Păh có 14 cơ sở hoạt động đốt than với 52 lò. Để chấn chỉnh hoạt động đốt than trên địa bàn, Phòng TN-MT huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn trong quá trình quản lý cần báo cáo những vướng mắc, khó khăn để được hướng dẫn xử lý. Tuy nhiên, công tác này tại một số địa phương còn thiếu chặt chẽ dẫn đến hoạt động chưa đúng quy định.
Ông Nguyễn Văn Hiển-Phó Trưởng phòng TN-MT huyện-cho hay: Qua kiểm tra, toàn huyện có 10 cơ sở được cấp giấy chứng nhận hộ kinh doanh, một số có đăng ký bảo vệ môi trường với UBND xã và tất cả đều cam kết không sử dụng củi rừng tự nhiên. Trên thực tế, tất cả nguồn nguyên liệu để sản xuất than được các cơ sở lấy từ củi, gỗ trồng. Toàn bộ các lò đốt than đều được xây dựng và hoạt động nhỏ lẻ, thuộc khu vực chuyên canh tác cà phê, cao su, nằm cách xa khu dân cư nhưng lại không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
Do đó, UBND huyện đã ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã xử lý nghiêm theo quy định, đồng thời, tiếp tục rà soát và thường xuyên tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn các cơ sở phải thực hiện đầy đủ thủ tục trước khi hoạt động đốt than; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu hoàn toàn trách nhiệm trước UBND huyện nếu có vi phạm xảy ra trên địa bàn mà không kịp thời xử lý. “Đến nay, tất cả các cơ sở hoạt động đốt than đều đã dừng hoạt động. Ủy ban nhân dân các xã Hòa Phú, Nghĩa Hòa, Ia Khươl và thị trấn Phú Hòa đã ra quyết định xử lý vi phạm hành chính về hành vi tự ý chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp mà chưa thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng; đồng thời, buộc các cơ sở đốt than không đảm bảo các quy định phải tháo dỡ trả lại hiện trạng mặt bằng ban đầu”-ông Hiển cho hay.
Một cơ sở đốt than ở xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) đang trong quá trình tháo dỡ vì xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thương
Một cơ sở đốt than ở xã Hòa Phú (huyện Chư Păh) đang trong quá trình tháo dỡ vì xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thương
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Hà-Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Phú thì cho biết: Trên địa bàn có 6 hộ đốt than, trong đó có 3 hộ được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy, tất cả các hộ đều chưa có kế hoạch bảo vệ môi trường và đều vi phạm trong việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nên bị phạt trong lĩnh vực đất đai 4 triệu đồng/hộ. Đồng thời, xã buộc các hộ khôi phục lại hiện trạng ban đầu. “Đến nay, 2 hộ đang tháo dỡ các lò than; các hộ còn lại xin thêm thời gian chờ than nguội sẽ tiến hành tháo dỡ”-ông Hà thông tin. Ông Lê Hoài Hưng (thôn 3, xã Hòa Phú) lý giải: “Khi xây dựng lò than, tôi đã chọn địa điểm xa khu dân cư. Tuy nhiên, cơ sở chưa đảm bảo đúng quy định của pháp luật nên bị xử phạt vi phạm hành chính. Tôi đang tháo dỡ 2 lò than theo yêu cầu của ngành chức năng”.
Ông Thái Anh Tuấn-Phó Trưởng phòng TN-MT huyện Ia Grai-cho hay: Trên địa bàn huyện có 10 cơ sở đốt than. Tại thời điểm kiểm tra, 5 cơ sở tạm dừng hoạt động và 5 cơ sở đang hoạt động với tổng cộng 25 lò than. Các cơ sở đang hoạt động đều không có giấy phép kinh doanh, xây dựng sai mục đích sử dụng đất và không có hồ sơ bảo vệ môi trường. “Cơ quan chuyên môn của huyện và UBND xã đã lập biên bản và yêu cầu các cơ sở ngừng đốt than và tự tháo dỡ công trình trả lại mặt bằng”-ông Tuấn nhấn mạnh.
Trao đổi với P.V, ông Lương Thanh Bình-Phó Giám đốc Sở TN-MT-cho biết: Mới đây, Sở phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất than củi trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra cho thấy, các cơ sở đốt than không sử dụng củi rừng tự nhiên. Tuy nhiên, một số cơ sở không có hồ sơ bảo vệ môi trường, không đảm bảo về thủ tục đất đai. Sở đề xuất UBND các huyện rà soát lại số lượng cơ sở đốt than và yêu cầu tất cả tạm thời dừng hoạt động để có hướng xử lý phù hợp. Đối với những lò than nằm trong khu vực không đảm bảo về môi trường thì không đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tiến hành đình chỉ hoạt động. Còn các lò than xa khu dân cư có thể đảm bảo về bảo vệ môi trường và người dân có nhu cầu thì cập nhật vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Cùng với đó, hướng dẫn các chủ lò hoàn thiện các thủ tục về đất đai, môi trường, kinh doanh để được cấp phép hoạt động. “Hiện các hộ đốt than tạm thời dừng hoạt động để thực hiện các bước đã được ngành chức năng hướng dẫn. Sở TN-MT cũng đang đề xuất các giải pháp xử lý, hướng dẫn trong công tác quản lý hoạt động sản xuất than củi trình UBND tỉnh phê duyệt để đưa vào triển khai thực hiện”-ông Bình thông tin.
HỒNG THƯƠNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.