Kiểm toán Nhà nước "sờ gáy" hàng loạt dự án BOT, BT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Kiểm toán Nhà nước vừa ban hành kế hoạch kiểm toán năm 2018, trong đó có hàng loạt dự án BOT giao thông thuộc trọng tâm kiểm toán.
 

Hàng loạt dự án BOT, BT sẽ bị kiểm toán Nhà nước
Hàng loạt dự án BOT, BT sẽ bị kiểm toán Nhà nước "sờ gáy" năm 2018.

Cụ thể, các dự án BOT cầu Việt Trì- Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C, đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 1, dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 18 đoạn Bắc Ninh - Uông Bí... thuộc trọng điểm kiểm toán năm 2018.

Kiểm toán Nhà nước cho biết các dự án BT như mở rộng tuyến tránh thành phố Bảo Lộc, xây dựng nút giao Dầu Giây, dự án phân kì giai đoạn 1 đường Hồ Chí Minh La Sơn - Túy Loan, điểm giao cắt QL48 với QL1 và đường sắt Bắc Nam cũng sẽ được kiểm tra trong năm tới.

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa theo hình thức BOT và BT cũng thuộc danh sách kiểm toán.

Ngoài ra, cơ quan kiểm toán còn điểm danh hàng loạt các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải như dự án nâng cấp cải tạo Quốc lộ 1; dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị TP HCM - Tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên; dự án đường sắt đô thị TP Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông và tuyến Nhổn - Ga Hà Nội; dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Quảng Ninh...

Dự án xây dựng nút giao thông trung tâm quận Long Biên, dự án xây dựng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường từ đường Lê Đức Thọ đến Khu đô thị mới Xuân Phương (điểm cuối giao với đường 70) của thành phố Hà Nội nằm trong diện kiểm toán. Với TP HCM là các dự án Giải quyết ngập do triều cường có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu, cải thiện môi trường nước TP HCM, lưu vực kênh Tàu Hũ - Bến Nghé - Đôi Tẻ, dự án Vệ sinh môi trường TP HCM...

Bên cạnh đó, trong năm 2018, cơ quan này sẽ tiến hành kiểm toán chính sách ưu đãi đầu tư tại các khu kinh tế, nhằm đánh giá hiệu quả các chính sách ưu đãi của Chính phủ và các địa phương đối với các doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong các khu kinh tế.

Ngoài ra, một loạt các tập đoàn, công ty, tổng công ty lớn cũng sẽ nằm trong diện kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý sử dụng vốn tài sản Nhà nước năm 2017 như Vietlott, Mobifone, SCIC, Viglacera, PGbank...

Nam Anh/infornet

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

Chư Prông gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ

(GLO)- Vụ Đông Xuân 2024-2025, huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) sẽ gieo trồng 2.988 ha cây trồng các loại, trong đó có hơn 2.000 ha lúa. Để đảm bảo vụ sản xuất đạt hiệu quả, ngành Nông nghiệp huyện đang phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân gieo sạ sớm để tránh hạn cuối vụ.

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương, các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024. Ảnh Hà Duy

Chủ đầu tư phải lập kế hoạch giải ngân chi tiết từng dự án, cụ thể từng tháng

(GLO)- Đó là một trong những yêu cầu tại Công văn số 2671/UBND-KTTH do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Nguyễn Hữu Quế vừa ký ban hành nhằm đề nghị các sở, ban, ngành; các địa phương; các chủ đầu tư triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.

Kho xăng dầu của Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên tại xã Ia Tiêm (huyện Chư Sê) hiện chưa được chấp thuận đấu nối vào quốc lộ. Ảnh: V.T

Cửa hàng xăng dầu đấu nối vào đường giao thông: Vướng mắc cần tháo gỡ

(GLO)- Theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định liên quan, các công trình xây dựng, trong đó có cửa hàng xăng dầu nằm dọc quốc lộ, tỉnh lộ phải xây dựng ngoài phạm vi hành lang an toàn đường bộ và thực hiện đấu nối đúng vị trí được UBND cấp tỉnh phê duyệt.