Không "mặc đồng phục" trong xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo chương trình dự kiến, hôm nay 13-7, phiên họp thứ 58 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025 theo đề xuất của Chính phủ.

Báo cáo của Chính phủ về vấn đề này nhận định, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 đến nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử: bộ mặt của nông thôn thay đổi nhanh chóng, kinh tế nông thôn chuyển biến tích cực, nhiều mô hình sản xuất nâng cao đời sống, thu nhập của người dân… Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới vượt 12,4% so với yêu cầu của Quốc hội, về đích trước gần 2 năm so với mục tiêu đề ra. Nhiều tỉnh, thành phố có 100% xã đạt tiêu chuẩn NTM.  

Tuy nhiên, quá trình thực hiện chương trình vẫn bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức: nhiều vùng nông thôn phát triển chưa thực sự bền vững; năng suất lao động còn thấp, năng suất chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số sản phẩm nông nghiệp chưa cao; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển; cơ cấu kinh tế, lao động nông nghiệp chuyển dịch còn chậm; thu nhập, đời sống của một bộ phận người dân, nhất là ở vùng sâu vùng xa còn gặp nhiều khó khăn… Trong khi đó, tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả trong sử dụng nguồn lực cho chương trình này vẫn tồn tại.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 được đề xuất thiết kế với 11 nội dung thành phần. Các mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu, nội dung, nhiệm vụ thực hiện được điều chỉnh, bổ sung theo hướng cụ thể hóa Nghị quyết XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 của đất nước. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, cấp xã có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM; cấp huyện có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; cấp tỉnh có ít nhất 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, phấn đấu có ít nhất 60% số thôn, bản, ấp thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí do cấp tỉnh quy định…

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế và ngân sách nhà nước, không phải không có lý khi có những ý kiến băn khoăn về việc tăng chi cho nội dung này và yêu cầu làm rõ các nguyên tắc phân bổ nguồn lực thực hiện, bảo đảm có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có ưu tiên đầu tư để tránh dàn trải, lãng phí. Một yêu cầu cũng rất chính đáng khác là rà soát, xử lý trùng lặp giữa một số chương trình mục tiêu quốc gia; nâng cao hiệu quả điều hành quản lý chương trình, xem xét mô hình hoạt động của ban chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia. Mỗi một vùng nông thôn đều có những đặc điểm riêng, do vậy xây dựng NTM không có nghĩa là “mặc đồng phục”. Đây chính là thách  trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 mà các nhà hoạch định chính sách đang hướng tới.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Số hóa toàn diện, tinh gọn bộ máy

Khi gợi mở các định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, Tổng Bí thư Tô Lâm không ít lần khẳng định phải xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.