Không gian sống đổi thay ở một làng chài cổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Nằm cách trung tâm TP Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 20 km về hướng Đông Bắc, Nhơn Lý là một xã thuộc bán đảo Phương Mai. Ngoài những điểm du lịch nổi tiếng được nhiều người biết đến như Eo Gió, Kỳ Co…, khoảng một tháng qua, xã Nhơn Lý còn thu hút nhiều du khách bởi những bức tranh bích họa đầy màu sắc trải dài khắp làng chài cổ.

Theo người dân địa phương, làng chài cổ Nhơn Lý được hình thành cách đây hàng trăm năm. Bao đời nay, phần lớn người dân ở đây sinh sống bằng nghề đánh cá. Cũng như những làng chài ven biển khác trong nước, làng chài này mang kiến trúc đặc trưng với nhiều ngôi nhà nhỏ nằm sát nhau, tường thấp, tạo nên không gian sống chật chội, cảm giác ẩm thấp.

Khoảng gần 1 tháng trở lại đây, làng chài cổ Nhơn Lý như "lột xác" khi khoác lên mình rất nhiều tranh bích họa rực rỡ sắc màu. Nhiều ngôi nhà trở nên lung linh; các bức tường, bậc đá dẫn vào nhà người dân đều được phủ bởi những hình ảnh sống động.

Các bức bích họa trong làng chài cổ Nhơn Lý đều được họa sĩ thể hiện một cách tỉ mỉ với các nội dung về đời sống người dân biển, chung tay bảo vệ môi trường và cảnh sắc thiên nhiên, khiến nơi đây toát lên vẻ vui tươi.

Tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý

Tranh bích họa ở làng chài cổ Nhơn Lý

"Lần đầu đến làng chài cổ Nhơn Lý, tôi thấy không gian nơi này vừa bình yên vừa cổ xưa. Làng chài hiện lên trong mắt tôi đẹp đẽ, rực rỡ hơn với những con đường tranh bích họa đầy sắc màu" - chị Trần Thị Thu (du khách đến từ TP HCM) bày tỏ.

Ông Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lý, cho biết việc vẽ tranh bích họa lên các con đường ở làng chài Nhơn Lý xuất phát từ ý tưởng của sư Giác Ty, trụ trì tịnh xá Ngọc Hòa ở xã Nhơn Lý. Lúc đầu, sư Giác Ty chỉ đề xuất ý tưởng vẽ tranh bích họa lên những tường nhà dọc đường Dốc Quán ở thôn Lý Lương để trang trí lại cảnh quan, thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng.

Sau đó, địa phương thấy ý tưởng này hay, thu hút được nhiều du khách đến tham quan và mang lại hiệu quả cho phát triển du lịch nên tiếp tục vận động người dân cùng các doanh nghiệp chung tay thực hiện. Nguồn vốn xây dựng được xã hội hóa. Hiện địa phương đã thuê các họa sĩ vẽ bích họa, lát gạch đá xanh, trang trí đèn điện tại 3 con đường Dốc Quán (thôn Lý Lương), xóm Chùa (thôn Lý Hưng) và đường liên 2 thôn này. Cả 3 con đường này đều hướng ra biển với tổng chiều dài gần 1 km. Đây là những con đường có lịch sử lâu đời với nhiều hộ dân sinh sống, gắn bó, mang nét cổ kính, mộc mạc.

"Xã chọn các đề tài làng xưa, đời sống của bà con ngư dân, cảnh vật thiên nhiên... để vẽ tranh bích họa. Nó đã làm thay đổi cảnh sắc trong làng và đời sống của người dân địa phương. Từ ngày có những tuyến đường này, khách du lịch đến tham quan khá nhiều; người dân cũng rất phấn khởi" - ông Dũng hào hứng.

Theo ông Phan Tuấn Hoàng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin TP Quy Nhơn, từ sự đổi thay không gian sống ở xã Nhơn Lý, chính quyền TP Quy Nhơn đã chỉ đạo nhân rộng việc thực hiện ý tưởng này trên toàn thành phố.

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.