"Không đâu bằng chính quê hương mình"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- “Không ở đâu bằng chính quê hương mình”-đó là khẳng định của ông Phạm Nông-nguyên là lính của quân đội Việt Nam Cộng hòa và đang định cư ở Mỹ (Carlsbad, quận San Diego, Nam California) từ năm 2008 theo diện bảo lãnh. 4 lần trở về Việt Nam thăm quê hương và ông đã tận thấy sự đổi thay từng ngày ở một đất nước Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình.

Có lẽ ngẫu nhiên đúng dịp 30-4 năm nay, ông Phạm Nông trở về Việt Nam lần thứ tư thăm người thân của mình trong kỳ nghỉ dài ngày bắt đầu từ Sài Gòn, Quảng Ngãi và Gia Lai. Trong những ngày lưu lại nhà người anh ruột của mình là ông Phạm Sỹ (đường Nguyễn An Ninh, phường Ia Kring, TP. Pleiku), tình cờ tôi gặp và ông đã chia sẻ trong những câu chuyện thật cởi mở, chân tình.

 

 Ông Phạm Nông (bên trái, mặc áo pun sọc). Ảnh: Huỳnh Lê
Ông Phạm Nông (bên trái). Ảnh: Huỳnh Lê

Một số người Việt ít thông tin ở quê nhà

Mở đầu câu chuyện trong tâm trạng cảm xúc, ông Phạm Nông chia sẻ: “Cứ mỗi lần về Việt Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất bản thân tôi lại bồi hồi khó tả về tình cảm quê nhà trước sự phát triển năng động của thành phố với những con đường mở rộng, đường cao tốc, cầu vượt, những ngôi nhà chọc trời và những con kênh đen ngày nào nay được trả lại một màu xanh”. Theo ông, đối với nhiều người Việt xa quê hương sau 30-4-1975 do điều kiện kinh tế nên phần đông họ ít trở về thăm Việt Nam từ đó họ không có nhiều chính kiến những đổi thay của đất nước sau ngày giải phóng.

Đặc biệt rất nhiều người ra đi giai đoạn 1976-1985, phần lớn tài sản của họ mang theo bị mất do bị hải tặc, các chủ thuyền đưa ra nước ngoài chiếm đoạt nên gần như trắng tay. Khi qua nước Mỹ họ phải bắt đầu làm lại cuộc sống mưu sinh. Do phần lớn những người định cư tại Mỹ trình độ hạn chế, bất đồng ngôn ngữ nên thường phải làm những công việc phổ thông như: ô sin, dọn vườn, lượm ve chai, nhân viên quảng cáo, giặt ủi và 90% phụ nữ thì làm nghề nail (móng tay)...; một phần thế hệ thứ hai có trình độ chuyên môn hơn thì được tuyển dụng vào làm công nhân dây chuyền trong các nhà máy sản xuất công nghiệp. Nhìn chung những người làm trong các nhà máy công nghiệp và làm nail thì cuộc sống đỡ vất vả hơn nhưng luôn bị áp lực trong công việc. Những đối tượng được tuyển dụng vào làm văn phòng công sở, các cơ quan hành chính chiếm tỷ lệ rất ít. “Hơn nữa, sống ở nước Mỹ mọi chi phí trong cuộc sống đều đắt đỏ, pháp luật quản lý chặt chẽ và phải đóng nhiều khoản phí về dịch vụ, môi trường... Chính cuộc sống mưu sinh vất vả làm cho họ ít có điều kiện nắm bắt thường xuyên thông tin qua truyền thông, báo chí về những đổi mới phát triển đất nước ở Việt Nam”-ông Nông cho biết.

Chứng kiến đổi thay từng ngày

Vừa tốt nghiệp tú tài toàn tại Trường Trung học Trần Quốc Tuấn (thị xã Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) thì ông Phạm Nông bị bắt tổng động viên quân dịch vào mùa hè năm 1972.

Sau giải phóng 4-1975, ông Phạm Nông đi cải tạo một thời gian rồi trở về lập gia đình và sinh sống tại Trảng Bom 2 (Đồng Nai). Nhờ có kiến thức ông được chính quyền địa phương giao làm Trưởng ban Quản lý chợ Trảng Bom 2 trong thời gian 17 năm trước khi định cư qua Mỹ theo diện bảo lãnh từ phía gia đình vợ.

Từng sống ở Pleiku nên ông biết rõ trung tâm thị xã ngày chỉ “đi dăm phút trở về chốn cũ”. Ngày ấy Pleiku hoang sơ với những căn nhà dù lụp sụp nơi trung tâm. Các khu vùng ven với nhiều đồn bốt lính, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Ngày trở lại thăm mảnh đất Gia Lai lần này, ông Nông cũng chia sẻ: “Mỗi lần về là một lần tận thấy diện mạo đổi thay của Pleiku (ông trở lại Gia Lai vào các năm 2010, 2012, 2014 và 2015). Thành phố hôm nay được mở rộng với nhiều công trình công cộng; các khu ven trung tâm, các khu dân cư mới tập trung phát triển hình thành nhà vườn, nhiều điểm cà phê trong không gian kiến trúc đẹp... đang tạo dấu ấn riêng của một Phố núi Pleiku.

Theo ông, khi chưa một lần về thăm Việt Nam thì hãy đừng áp đặt một lời nhận xét để rồi đem đến sự chia rẽ chính trong mỗi lòng người. Những năm tháng chiến tranh, cuộc sống đói nghèo, mọi người lầm than, cơ cực. Nay đất nước được hòa bình, đời sống dân sinh ngày một nâng cao là điều thật đáng quý, đáng trân trọng. “Hãy góp phần và hãy nói thật lòng bằng chính cái tâm lòng mình những gì đã thấy”-ông trải lòng.

Huỳnh Lê

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.