Khởi nghiệp từ những mảnh đất đầy cỏ dại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Không hẹn mà cùng chung con đường, nhiều người trẻ bao năm đèn sách, bàn tay không quen lao động nặng, có người từ chối học bổng trị giá gần nửa triệu đôla, thử thách bản thân ở lĩnh vực khác, bắt tay làm nông nghiệp sạch.

Thuận, Cường, Phúc (từ trái sang) nghiên cứu phân lập meo nấm chứ không mua meo trôi nổi ngoài thị trường
Thuận, Cường, Phúc (từ trái sang) nghiên cứu phân lập meo nấm chứ không mua meo trôi nổi ngoài thị trường


"Huyện rất ủng hộ dự án khởi nghiệp của Công ty cổ phần nông nghiệp Phương Trà. Đó là những thanh niên dám dấn thân vào những việc khó, tạo được công ăn việc làm cho người địa phương. Tận dụng được phụ phẩm là rơm sẽ giúp người nông dân có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống"- ông Lê Hoàng Bảo - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp)

Con đường đất vào ấp 3, xã Phương Trà (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) hơn năm qua in dấu chân của những chàng trai trẻ tuổi.

Ban đầu người dân quanh vùng rất đỗi tò mò công việc của những người trẻ nhìn bề ngoài đã biết ngay không thể lao động nặng, nhưng suốt ngày lại thấy họ hì hục trên mảnh đất hoang mọc đầy cỏ dại.

Bỏ phố, lập trang trại

Bao nhiêu năm nay, thu nhập của Võ Thành Phúc là niềm mơ ước của nhiều người cùng trang lứa. Đùng một phát, Phúc rời công việc tìm đến những vùng trồng nấm truyền thống học nghề.

Lê Cao Cường thì vừa hoàn thành chương trình thạc sĩ ở Úc chuyên ngành công nghệ sinh học, cũng đang có thu nhập ổn ở một công ty chuyên về thực phẩm. Vậy mà Cường từ chối học bổng nghiên cứu sinh trị giá gần nửa triệu đôla ở Úc, cùng Phúc mở trang trại nấm sạch.

Em trai của Cường là Lê Văn Thuận cũng chung tay với hai anh trong trang trại này.

“Bạn bè còn tưởng tui bị mất trí. Họ còn cười mình nếu “ngã ngựa” lần này thì khó lòng mà gượng dậy nổi” - Phúc nhớ lại khoảng thời gian đầu khởi nghiệp.

Còn Cường thì chia sẻ: “Bỏ học bổng cũng tiếc lắm nhưng việc khởi nghiệp trước mắt bức bách hơn. Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa tận dụng được nguồn phụ phẩm rất lớn là rơm. Nếu đốt đi vừa gây ô nhiễm vừa rất uổng phí”.

Từ ba thành viên ban đầu, lửa nhiệt huyết của ba người lan dần sang những người bạn, đồng nghiệp và cả những người mới vừa biết nhau. 16 thành viên công ty gồm năm thạc sĩ, bảy cử nhân và nhiều chủ doanh nghiệp với số vốn huy động khoảng 3,8 tỉ đồng.

Mỗi người mỗi lĩnh vực, người chuyên ngành vi sinh, người chuyên ngành kinh tế, người phụ trách bán hàng và có cả một phóng viên mảng nông nghiệp.

Vượt qua những khó khăn, mừng rơi nước mắt

Hành trình khởi nghiệp của nhóm thanh niên xứ sen hồng vấp phải nhiều khó khăn. Ban đầu với ý định “lấy ngắn nuôi dài” - trồng nấm rơm ngoài trời lấy lãi để làm nhà nấm nhưng càng trồng lại càng lỗ nặng.

“Tới đợt trồng thứ 10 toàn bộ vốn liếng tích góp của mấy thành viên sáng lập gần 1 tỉ đồng đã đội nón ra đi” - Cường nhớ lại.

Mặc dù Cường có nhiều năm kinh nghiệm trồng nấm, tuy nhiên việc trồng nấm ngoài trời với phương châm không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là điều không hề dễ dàng.

Cường lý giải trồng nấm ngoài trời phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, côn trùng và các loài nấm dại sẽ thi nhau tấn công. Kiên trì không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kết quả là những mẻ nấm đầu tiên nấm rơm thì ít còn nấm dại lại nhiều.

Để giải quyết bài toán khó này, cả nhóm quyết định đầu tư thiết bị thanh trùng nguồn nguyên liệu. Phương pháp này hiện đã ứng dụng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng còn khá xa lạ ở Việt Nam.

Toàn bộ rơm sau khi ủ sẽ được cho vào nhà trồng rồi dùng thiết bị thanh trùng xử lý. Sau đó, giá thể rơm được cách ly ở nhà trồng trong 3-4 ngày để tiêu diệt các bào tử nấm dại, côn trùng gây hại...

Lăn lộn, bươn chải ròng rã hàng tháng liền đến ngày “đứa con tinh thần” là những củ nấm sạch, tươi roi rói nhú lên từ những cuộn rơm đã làm cho bộ ba Phúc, Cường và Thuận mừng đến rơi nước mắt.

Trầy trật hơn một năm sau ngày khởi nghiệp từ khu đất hoang hóa đầy cỏ dại, hiện nay các nhà trồng nấm thi nhau mọc lên. Những ký nấm sạch nhanh chóng được người tiêu dùng chấp nhận. Tháng tới sản phẩm nấm sạch lên kệ tại các hệ thống siêu thị và quầy hàng rau an toàn ở các chợ trong tỉnh Đồng Tháp.

Theo Tuoitre

Hợp tác với nông dân là đích đến cuối cùng

Công ty CP nông nghiệp Phương Trà do bộ ba Phúc, Cường, Thuận lập nên đã nhận được một số hợp đồng với số lượng lớn từ Long An, TP.HCM nhưng đành phải từ chối vì cung không đủ cầu. Họ đang mở rộng số nhà trồng lên đến 107 nhà với sản lượng 4-5 tấn nấm/ngày nhằm đáp ứng nhu cầu.

Kế hoạch của các thành viên là không chỉ trồng và kinh doanh nấm sạch mà chuyển giao, hợp tác với nông dân mới là đích đến cuối cùng. Người dân được hướng dẫn kỹ thuật trồng, sau đó công ty sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm làm ra.

Để nâng cao giá trị, Cường đang tiến hành nghiên cứu nuôi trùn quế trên rơm đã thu hoạch nấm, vừa có lợi nhuận từ trùn quế vừa tăng thêm giá trị của phân rơm lên gấp đôi.

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.