Khởi nghiệp từ mô hình trồng chùm ruột kết hợp chăn nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ông Phan Quốc Trưởng (SN 1965; thôn Nam Hà, xã Ia Ake, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp. Trong đó, nguồn thu cao nhất là từ trồng cây chùm ruột kết hợp chăn nuôi.

Ông Phan Quốc Trưởng cho biết: Năm 2010, ông mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển kinh gia đình. Theo đó, ông trồng 200 cây chùm ruột trên diện tích 0,9 ha ở xung quanh nhà. Sau 4 năm, vườn cây bắt đầu ra hoa kết quả. Chùm ruột cho thu hoạch 4 vụ/năm với khoảng 26 tấn quả. Với giá bán từ 10-13 ngàn đồng/kg, gia đình ông thu về khoảng 100-130 triệu đồng/năm.

Hội viên, nông dân xã Ia Ke (huyện Phú Thiện) tham quan mô hình trồng cây chùm ruột của gia đình ông Phan Quốc Trưởng.
Vợ chồng ông Phan Quốc Trưởng chia sẻ kinh nghiệm trồng cây chùm ruột cho hội viên, nông dân xã Ia Ake (huyện Phú Thiện).


Không chỉ trồng trọt, ông Trưởng còn kết hợp chăn nuôi heo thịt kép kín. Có sẵn diện tích vườn, ông xây dựng chuồng trại kiên cố, hệ thống xử lý nước thải hơn 400 m2. Nhờ ứng dụng đúng quy trình kỹ thuật chăn nuôi và những kinh nghiệm tích lũy lâu nay, đàn heo của gia đình ông luôn tăng trưởng, phát triển tốt. Đến nay, gia đình ông đã xây dựng được một chuồng trại với số lượng lên đến hơn 180 con, trong đó có 21 con heo nái, 40 con heo thịt… “Trung bình hàng tháng, trang trại của tôi xuất ra thị trường 3 tấn thu về khoảng 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi trên 32 triệu đồng. Chuồng trại của tôi còn tạo việc làm ổn định cho 2 công nhân với mức lương 4 triệu đồng/người/tháng”-ông Trưởng chia sẻ.

Theo ông Phan Quốc Trưởng, cây chùm ruột có tán rộng, vừa tạo bóng mát, quả có giá trị kinh tế cao, làm được nhiều món ăn ngon hấp dẫn được thị trường ưa chuộng.
Theo ông Phan Quốc Trưởng, cây chùm ruột có tán rộng, vừa tạo bóng mát, quả có giá trị kinh tế cao, làm được nhiều món ăn ngon hấp dẫn được thị trường ưa chuộng.


Bà Phạm Thanh Nhàn-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Ake-cho hay: Ông Phan Quốc Trưởng là tấm gương sáng trong lao động sản xuất tại địa phương với mô hình trồng chùm ruột kết hợp chăn nuôi. Ông còn tích cực vận động và chia sẻ kinh nghiệm cho hội viên, nông dân  trong thôn phát triển kinh tế gia đình.
 

Vợ chồng ông Phan Quốc Trưởng thu hoạch quả chùm ruột. Ông Trưởng cho biết, mỗi năm, chùm ruột cho thu hoạch 4 vụ/năm với khoảng 26 tấn quả, đem lại nguồn thu cho gia đình 100-130 triệu đồng. 8. Ngoài trồng trọt, gia đình ông Trưởng kết hợp chăn nuôi heo kép kín mang lại hiệu quả cao.
Vợ chồng ông Phan Quốc Trưởng thu hoạch quả chùm ruột. Ông Trưởng cho biết, mỗi năm, chùm ruột cho thu hoạch 4 vụ/năm với khoảng 26 tấn quả, đem lại nguồn thu cho gia đình 100-130 triệu đồng.
8. Ngoài trồng trọt, gia đình ông Trưởng kết hợp chăn nuôi heo kép kín mang lại hiệu quả cao.
8. Ngoài trồng trọt, gia đình ông Phan Quốc Trưởng kết hợp chăn nuôi heo kép kín mang lại hiệu quả cao.
 Vợ chồng ông Trưởng sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp được nhập từ nhà máy đảm bảo dinh dưỡng cho đàn heo.
Vợ chồng ông Trưởng sử dụng nguồn thức ăn hỗn hợp được nhập từ nhà máy đảm bảo dinh dưỡng cho đàn heo.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, ông Phan Quốc Trưởng cho biết: Ngoài việc bảo đảm nguồn thức ăn, phải đặc biệt quan tâm phòng-chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng vắc xin theo định kỳ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại.
Chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, ông Trưởng cho biết: Ngoài việc bảo đảm nguồn thức ăn, phải đặc biệt quan tâm phòng-chống dịch bệnh, thực hiện tiêm phòng vắc xin theo định kỳ, thường xuyên vệ sinh chuồng trại.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

 

Có thể bạn quan tâm

Miền lửa đạn hồi sinh

Miền lửa đạn hồi sinh

Thung lũng Ia Drăng từng là vùng chiến địa nổi danh trên thế giới với đầy rẫy đạn bom. Hơn 50 năm sau, vùng thung lũng chết ấy đã hồi sinh với màu xanh của cây công nghiệp như tiêu, cà phê, cao su; mang lại việc làm và đời sống ấm no cho đồng bào địa phương cũng như dòng người đi kinh tế mới.

Sắc màu huyền bí

Sắc màu huyền bí

Văn hóa dân tộc M’nông luôn tạo cảm giác tò mò bởi sự huyền bí. Ở bất cứ lễ hội nào, đồng bào dân tộc M’nông cũng thể hiện những nét đặc trưng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc họ. Bản sắc văn hóa đó cứ mãi lan tỏa, rất riêng, không nơi nào có được.

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

Bánh cuốn của người Tày trên vùng đất lúa

(GLO)- Từ hàng chục năm trước, nhiều gia đình người Tày từ các tỉnh miền núi phía Bắc di cư vào vùng đất Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) với khát khao xây dựng cuộc sống mới. Cũng từ đó, món bánh cuốn hay còn được gọi là bánh cuốn canh được họ mang theo đã trở thành đặc sản của vùng đất này.

Dưới bóng nêu làng

Dưới bóng nêu làng

Nghệ nhân nhân dân Hồ Ngọc An (70 tuổi, ở làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, H.Trà Bồng, Quảng Ngãi) ngày đêm "truyền lửa", đào tạo lớp trẻ thực hành nghệ thuật trang trí cây nêu làng để gìn giữ tinh túy văn hóa dân tộc Kor.

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Nghề lái tàu metro: 'Trái tim' của đoàn tàu

Không trực tiếp lái tàu hay đón khách, đội ngũ nhân viên tại Phòng điều độ ở depot Long Bình (TP.Thủ Đức, TP.HCM) là những người làm việc thầm lặng, nhưng quyết định sự vận hành trơn tru của toàn hệ thống metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).