Khởi nghiệp từ dầu bơ Made in Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhờ công nghệ trích ly sử dụng carbonic (CO2 ) siêu tới hạn, nhóm sinh viên Trường ĐH Quốc tế đã cho ra đời loại dầu bơ có độ tinh sạch cao, không lẫn tạp chất độc hại và màu sáng đẹp.
Dự án dầu ăn chiết xuất từ tinh dầu bơ của nhóm DIIMIDE mới đây đã giành giải nhất cuộc thi "IU Startup Demo Day 2020" do Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc Gia TPHCM) tổ chức.
Nhóm DIIMIDE gồm 4 người đều là các sinh viên năm thứ hai đến năm thứ tư của Trường ĐH Quốc Tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).
Chia sẻ về ý tưởng thực hiện dự án này, Trần Nhật Nam (Khoa Công nghệ thực phẩm) cho biết, trên thị trường hiện nay có nhiều loại dầu ăn nhưng không được sạch và đảm bảo chất lượng.
 
Dự án dầu ăn chiết xuất từ tinh dầu bơ của nhóm DIIMIDE mới đây đã giành giải nhất cuộc thi
Dự án dầu ăn chiết xuất từ tinh dầu bơ của nhóm DIIMIDE mới đây đã giành giải nhất cuộc thi "IU Startup Demo Day 2020"
Hơn nữa, qua tìm hiểu, Nam biết được tinh dầu bơ có các thành phần rất giống với dầu ôliu. Tại thị trường Việt Nam cũng đã có sản phẩm dầu bơ nhưng phải nhập khẩu, chủ yếu nhập từ Úc giá thành cao.
Chính vì thế, Nam nảy ra ý tưởng, tại sao không tạo ra loại dầu từ quả bơ để thay thế?
Sau khi được sự gợi ý của các thầy cô trong trường, nhóm DIIMIDE quyết định sử dụng phương pháp trích ly tinh dầu bằng CO2 siêu tới hạn để tạo ra dầu từ quả bơ.
Trên thế giới đã áp dụng thành công công nghệ trích ly sử dụng CO2 siêu tới hạn trong sản xuất các sản phẩm tinh dầu và hương liệu tự nhiên, các sản phẩm chất béo giàu hàm lượng DHA và EPA để ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm.
Trích ly bằng phương pháp CO2 siêu tới hạn cho các sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học cao. Đây là công nghệ cho ra sản phẩm có thể được coi là 100% sạch không dung môi độc hại, đem lại giá trị sử dụng và giá trị thương mại cao cho sản phẩm trích ly.
Để có được sản phẩm chất lượng, DIIMIDE chọn loại bơ có chất lượng tốt nhất, không quá chín. 
"Những lần đầu thử nghiệm chúng em gặp không ít khó khăn và thất bại. Đặc biệt, thời tiết nắng mưa thất thường khiến bọn em nhiều lần phải bỏ bơ đi làm lại vì phơi không được đều hoặc có khi sấy để nhiệt độ quá cao nên bị cháy", Nhật Nam chia sẻ.
Chia sẻ về các công đoạn, Nam cho biết, bơ phải được chần qua nước nóng để loại bỏ các chất làm đổi màu. Sau đó, thả bơ vào nước đá rồi mới cắt mỏng phơi dưới trời nắng. Khi bơ đã héo thì mang đi sấy khô ở khoảng 30 độ C trong 24 giờ đồng hồ.
"Nhiều lần làm hỏng, bọn em cũng rất nản chí muốn từ bỏ. Nhưng nghĩ đến quãng thời gian trải qua, đặc biệt thấy tiềm năng của sản phẩm này và cũng muốn giúp người dân có đầu ra ổn định nên bọn em vẫn quyết tâm làm", Nguyễn Minh Hiếu Hà - thành viên trong nhóm nói.
Chia sẻ về dự định trong tương lai, các thành viên DIIMIDE cho biết, sau khi đoạt giải Nhất cuộc thi "IU Startup Demo Day 2020" nhóm có 1 năm để ươm tạo sản phẩm. Trong thời gian này, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển sản phẩm và thử nghiệm trong trường trước.
Sau đó, nếu thuận lợi DIIMIDE sẽ liên kết với khu công nghệ cao ở Củ Chi để nhân rộng sản phẩm. Đặc biệt, nhóm cũng đã dự định sẽ liên kết với hãng sản xuất dầu ăn để đưa dầu bơ thâm nhập sâu hơn vào thị trường.
Khoảng 100gr bơ trích ra được khoảng 30-40ml dầu. DIIMIDE dự định bán mỗi chai dầu bơ 100ml với giá 150.000 đồng. 
"Trong tương lai, có thể bọn em sẽ pha thêm, vì hiện tại dầu bơ quá đậm đặc. Chất để pha cũng là tinh dầu bơ, nhưng sẽ được làm theo phương pháp là ép lạnh để chi phí rẻ hơn. Theo đó, giá thành có thể sẽ rẻ hơn với mức hiện tại chúng em đang tính", Đặng Hoàng Nhật (thành viên trong nhóm) chia sẻ.
Về công dụng dầu bơ, DIIMIDE cho biết, nhờ công nghệ trích ly sử dụng carbonic (CO2 ) siêu tới hạn nên sản phẩm rất sạch sẽ, không pha tạp chất. Ngoài công dụng dùng trong nấu ăn, dầu ăn bơ có thể dùng trong làm đẹp.
Trong dầu bơ có axit béo không no, rất tốt cho hệ tiêu hóa; dầu bơ ó nhiều vitamin E, tốt cho da và làm đẹp tóc, nó cũng có protein giúp sáng mắt.
Đối tượng khách DIIMIDEhướng đến đó là các bà nội trợ có độ tuổi từ 30 – 59. Đây là nhóm người đã ổn định cuộc sống, cần tìm những sản phẩm có độ an toàn và tốt cho sức khỏe gia đình. 
"Sau khi ra trường, nhóm em mong muốn làm được điều gì tốt đẹp cho xã hội từ những trái bơ. Bọn em cũng muốn giúp phần nâng cao giá trị của trái bơ, cũng như tạo ra sản phẩm dầu bơ made in Việt Nam. Giúp cho người Việt dùng hàng Việt", Lê Thị Kim Hằng nói.
Mai Trang (Dân Việt)

https://etime.danviet.vn/khoi-nghiep-tu-dau-bo-made-in-viet-nam-20200810073849716.htm

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

Thu nhập cao từ nuôi chồn hương

(GLO)- Với đàn chồn hương hơn 100 con, mỗi năm, trang trại của chị Thủy Thị Hồng Hậu (làng Bông Phun, xã Chư Á, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) thu về hàng trăm triệu đồng sau khi trừ chi phí đầu tư.
Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.