Khởi nghiệp thành công từ nấm bào ngư

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ nguồn vốn ít ỏi ban đầu, anh Đặng Đình Tấn (30 tuổi, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đầu tư trồng nấm bào ngư. Mỗi năm, anh thu về hàng trăm triệu đồng và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.
Người dân thị trấn Phú Hòa thường gọi anh Đặng Đình Tấn với biệt danh “Tấn nấm”. Năm 2013, tốt nghiệp Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, anh Tấn cầm tấm bằng cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm bươn chải nhiều nơi để tìm cơ hội việc làm nhưng không thành công. Anh tâm sự: “Sau gần 3 năm long đong, năm 2016, tôi quyết định tìm hướng khởi nghiệp. Lúc này, tôi gặp lại người bạn cùng lớp đại học. Bạn đang đầu tư trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao ở huyện Chư Pưh. Nhận thấy mô hình này hiệu quả mà ít rủi ro, tôi vào Chư Pưh để “tầm sư học đạo”.
Qua tìm hiểu, anh nhận thấy nấm bào ngư đem lại nguồn kinh tế cao và thích hợp với điều kiện nuôi trồng tại địa phương. Đầu năm 2017, anh Tấn bỏ ra hơn 50 triệu đồng, tận dụng trên 1.000 m2 đất vườn của gia đình để xây dựng trại nấm. Anh mua mùn cưa từ các xưởng mộc, thuê lao động tại địa phương để trồng thử nghiệm 10.000 phôi nấm.
Bên cạnh sản xuất nấm thành phẩm, anh Đặng Đình Tấn còn cung cấp phôi giống nấm bào ngư ra thị trường. Ảnh: Trần Dung
Bên cạnh sản xuất nấm thành phẩm, anh Đặng Đình Tấn còn cung cấp phôi giống nấm bào ngư ra thị trường. Ảnh: Trần Dung
Sau nhiều tháng trồng thử nghiệm, anh Tấn gặp thất bại do thời tiết không thuận lợi, kỹ thuật chăm sóc còn thiếu sót. Không nản lòng, anh tiếp tục học hỏi và thử nghiệm. Anh cải tạo lại trang trại bằng việc dựng 1 mái nhà bằng lá giúp giữ độ ẩm phù hợp hơn, tiến hành gieo cấy nấm đúng mùa để cây phát triển. Đến nay, anh Tấn đã nắm chắc kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm. Mô hình trồng nấm bào ngư của anh ngày càng được mở rộng và thành công. Mỗi ngày, anh thu được gần 30 kg nấm, giá bán 30-40 ngàn đồng/kg. Không chỉ bán nấm tươi, cơ sở của anh còn thường xuyên cung cấp phôi nấm ra thị trường. Mỗi năm, sau khi trừ chi phí, anh thu về gần 200 triệu đồng. Sau thành công từ nấm bào ngư, anh Tấn mạnh dạn trồng thêm nhiều loại như: nấm sò, nấm linh chi...
Chia sẻ về kinh nghiệm trồng nấm bào ngư, anh Tấn cho biết: Nấm bào ngư là loại thực phẩm sạch, giàu chất xơ và đạm nên được nhiều người ưa chuộng. Trồng loài nấm này cần phải kiên trì. Ở khâu nguyên liệu nên chọn mùn cưa của cây cao su, sau đó trộn với vôi để diệt khuẩn và đảm bảo độ ẩm đạt 60-70%; lò hấp phải được khử trùng với nhiệt độ 100 độ C trong vòng 12 giờ; khu cấy mô phải đảm bảo đạt chuẩn với yêu cầu kín gió và có thiết bị để tiêu diệt bào tử nấm dại; khu vực ủ tơ và nuôi trồng phải thông thoáng, nhiệt độ trong trại luôn giữ mức 25-30 độ C. Bên cạnh sản xuất nấm thành phẩm, anh còn phôi giống nấm, bình quân mỗi tháng bán được từ 5.000 đến 7.000 bì phôi với giá 4.000 đồng/bì.
Anh Trịnh Công Duy-quyền Bí thư Huyện Đoàn Chư Păh-cho biết: “Mô hình trồng nấm của anh Đặng Đình Tấn đạt lợi nhuận cao. Đây là địa chỉ được Huyện Đoàn lựa chọn để giới thiệu cho thanh niên địa phương tham quan, học hỏi. Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, với vai trò Phó Bí thư Đoàn thị trấn Phú Hòa, anh Tấn đã tận tình chia sẻ kinh nghiệm làm nấm với đoàn viên, thanh niên và cung cấp giống để cùng nhau phát triển kinh tế”.
TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.
“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

“Thủ lĩnh” Đoàn làm kinh tế giỏi

(GLO)- Với nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần dám nghĩ dám làm, nhiều “thủ lĩnh” Đoàn ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã đầu tư phát triển các mô hình trồng trọt, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.