Khởi động dự án nâng cao trữ lượng các-bon rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ông Lê Minh Hưng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, mục tiêu của Kế hoạch hành động REDD+ Giảm là giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường trữ lượng các-bon rừng thông qua trồng rừng và làm giàu rừng; thúc đẩy quản lý bền vững rừng sản xuất.
Vừa qua tại TP.Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo khởi động và triển khai kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2030, do Dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ.
Bảo vệ 466.113ha rừng tự nhiên
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh, Quảng Nam là một trong những tỉnh có diện tích rừng tự nhiên lớn của Việt Nam, lại nằm ở trung tâm của khu vực trung Trường Sơn, là nơi giao thoa giữa hệ thực vật phía Bắc và phía Nam, nên rừng tự nhiên ở đây có tính đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái đặc trưng, có sự hiện diện của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc hữu của khu vực và của Việt Nam.

Lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đang vượt đèo, lội suối kiểm tra rừng trên địa bàn. Ảnh: P.V
Lực lượng kiểm lâm tỉnh Quảng Nam đang vượt đèo, lội suối kiểm tra rừng trên địa bàn. Ảnh: P.V
Tại hội thảo cũng nhấn mạnh cơ hội huy động tài chính các-bon thông qua thị trường tự nguyện để thực hiện REDD+ tỉnh Quảng Nam, với nguồn thu có thể lên tới 110 triệu đô-la Mỹ vào năm 2032.
"Tiềm năng rừng ở Quảng Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ các lưu vực, chống xói mòn đất, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và nâng cao khả năng thích ứng cho các cộng đồng. Chính vì vậy, việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, qua đó giảm phát thải khí nhà kính là yêu cầu cấp thiết và quan trọng, nhằm bảo đảm phát triển bền vững, hiệu quả kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng ở Quảng Nam…"- ông Bửu nhấn mạnh.
Ông Lê Minh Hưng - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Quảng Nam cho biết, mục tiêu của Kế hoạch hành động REDD+ Giảm là giảm thiểu mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường trữ lượng các-bon rừng thông qua trồng rừng và làm giàu rừng; thúc đẩy quản lý bền vững rừng sản xuất.
"Kế hoạch hành động REDD+ sẽ bảo vệ và nâng cao chất lượng diện tích 466.113ha rừng tự nhiên hiện có; tăng độ che phủ rừng lên 61% vào năm 2025. Đặc biệt, tăng diện tích rừng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững. Tăng diện tích rừng sản xuất chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 có ít nhất 15% diện tích rừng trồng có chứng chỉ FSC, trong đó rừng trồng cây gỗ lớn đạt 28.000ha. Ngoài ra, sẽ phục hồi 230.000 lượt ha rừng bao gồm 7.500ha rừng đặc dụng, 190.000ha rừng phòng hộ và 34.000ha rừng sản xuất.
Cái chú trọng nữa là nâng cao nhận thức các cơ quan, tổ chức, chủ rừng (bao gồm các hộ gia đình và cộng đồng) để bảo tồn hiệu quả, quản lý bền vững và tăng cường chất lượng rừng…"- ông Hưng thông tin.
Bà Brittany Thomas - đại diện Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tại Việt Nam nhấn mạnh: Vào tháng 10/2020, tư vấn quốc tế Dự án Trường Sơn Xanh của USAID đã hoàn thành nghiên cứu khả thi về đánh giá các-bon và tiềm năng đầu tư cho REDD+ tỉnh Quảng Nam, trong đó khẳng định việc triển khai dự án về REDD+ tỉnh Quảng Nam và việc kinh doanh tín chỉ các-bon rừng tỉnh Quảng Nam là khả thi và phù hợp; đồng thời đề xuất dự án REDD+ tỉnh Quảng Nam nên được thiết kế theo khung REDD+ lồng ghép địa phương, lồng ghép nhiều hoạt động REDD+ tại các xã ưu tiên trên toàn tỉnh Quảng Nam.
"Với sự đồng hành của Dự án Trường Sơn Xanh của USAID tài trợ, việc khởi động triển khai REDD+ tỉnh Quảng Nam hy vọng đánh dấu sự cam kết và nỗ lực của tỉnh Quảng Nam trong việc giảm phát triển thải khí nhà kính, tích cực tìm kiếm các cơ hội đầu tư để giảm hiểu nguy cơ mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng đồng thời bảo tổn và tăng cường trữ lượng các-bon rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam…"- bà Brittany Thomas chia sẻ.
Không để mất rừng, suy thoái rừng
Ông Hồ Quang Bửu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết thêm, trong những năm qua, thực hiện các chủ trương của Trung ương về tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, tăng cường lãnh đạo công tác bảo vệ tài nguyên rừng, UBND tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng.
Trong đó, tỉnh tập trung chú trọng chỉ đạo công tác quy hoạch lâm nghiệp, giải pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng gắn với phát triển miền núi, nâng cao đời sống nhân dân sống trong và ven rừng, từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ rừng cũng như nâng cao giá trị sản xuất trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh bằng nhiều nguồn lực của Trung ương, địa phương, nguồn xã hội hóa và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo vệ và phát triển rừng để tiến tới đạt mục tiêu giảm mất rừng, suy thoái rừng và phục hồi chức năng các hệ sinh thái rừng, từng bước giảm thiểu các nguy cơ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đang ngày càng hiện hữu.
"Nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy quản lý rừng bền vững, được sự hỗ trợ của dự án Trường Sơn Xanh do USAID tài trợ, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1489/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hành động giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng (REDD+) tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020 - 2030"- ông Bửu chia sẻ.
Quyết định số 1489/QĐ-UBND với tổng hợp nhu cầu vốn 4.065.358 triệu đồng, trong đó nhóm các hoạt động nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng với tổng kinh phí dự kiến 305.220 triệu đồng, chiếm 7,5%; nhóm các hoạt động tăng trữ lượng các-bon rừng với tổng kinh phí dự kiến 3.669.493 triệu đồng, chiếm 90,3%; nhóm các hoạt động quản lý rừng bền vững với tổng kinh phí dự kiến 81.145 triệu đồng, chiếm 2,0%.
Nhóm các hoạt động tạo điều kiện thực hiện REDD+ với tổng kinh phí dự kiến 4.700 triệu đồng, chiếm 0,1% và nhóm các hoạt động quản lý REDD+ với tổng kinh phí dự kiến là 4.800 triệu đồng, chiếm 0,1%.
Nguồn kinh phí dự kiến cho kế hoạch hành động REDD+ bao gồm 4 nguồn chính là ngân sách nhà nước; chi trả dịch vụ môi trường rừng; nguồn ODA và phi Chính phủ; huy động từ doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác. Cụ thể như sau vốn từ ngân sách nhà nước 1.027.769 triệu đồng, chiếm 25,3%. Vốn từ Chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.442.000 triệu đồng, chiếm 35,5%. Vốn từ nguồn ODA và phi Chính phủ: 137.120 triệu đồng chiếm 3,4%. Vốn huy động từ doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức khác: 1.458.469 triệu đồng chiếm 35,8%.
Cũng theo ông Hồ Quang Bửu, qua hội thảo khởi động để giới thiệu cụ thể các nội dung của Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2020-2030, các bên liên quan sẽ hiểu rõ hơn về các nhiệm vụ và xác định nội dung, các bước thực hiện; trong đó, đặc biệt chú trọng lồng ghép các chương trình, dự án tại địa phương vào quá trình triển khai Kế hoạch hành động REDD+ đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả.
Theo Trương Hồng (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Ia Grai chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái

(GLO)- Những năm qua, huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền và triển khai có hiệu quả công tác phân loại, thu gom, xử lý rác thải tại nguồn. Nhờ đó, nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng chuyển biến tích cực, chất lượng môi trường từng bước được nâng cao.

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

Đức Cơ gặp khó trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo

(GLO)- Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhưng đến nay huyện Đức Cơ vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thực hiện tiêu chí hộ nghèo đa chiều. Đến nay, toàn huyện chỉ có 2/9 xã đạt tiêu chí hộ nghèo đa chiều.

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...