Thành lập thành phố Thủ Đức: Dôi dư gần 400 cán bộ, công chức, viên chức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở Nội vụ TP.HCM vừa có tờ trình về lộ trình, phương án sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã trên địa bàn TP.HCM trong giai đoạn 2019-2021.
 
Diện mạo thành phố Thủ Đức.
Diện mạo thành phố Thủ Đức.
Theo đó, dự kiến, cán bộ, công chức, viên chức dôi dư sau khi lập thành phố Thủ Đức là 399 người. Số cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư sau khi sáp nhập 19 phường trên địa bàn TP.HCM là 235 người.
Trong năm 2021, căn cứ vào lộ trình sắp xếp các phường sẽ rà soát tiêu chuẩn, những trường hợp không đủ điều kiện hoặc đến tuổi nghỉ hưu, hết tuổi lao động thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
Những trường hợp đủ điều kiện để tiếp tục bố trí sẽ điều động sang đơn vị mới hoặc xét chuyển công chức cấp xã thành công chức cấp huyện trở lên. Đối với trường hợp đủ điều kiện nhưng không thể bố trí tại chỗ thì Sở Nội vụ hướng dẫn thủ tục điều động sang nơi khác, xét chuyển vào vị trí mới hoặc đăng ký thi tuyển công chức theo quy định…
Đối với cán bộ, công chức, viên chức tại thành phố Thủ Đức, trong năm 2021 sẽ lập danh sách những người tiếp tục công tác, số người dôi dư trong giai đoạn 2021 - 2025. Trường hợp không đủ điều kiện hoặc đến tuổi nghỉ hưu, hết tuổi lao động giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
Trường hợp đủ điều kiện nhưng không thể bố trí công tác, Ban Tổ chức Thành ủy, Sở Nội vụ tổng hợp và rà soát nhu cầu các nơi khác để tham mưu điều động hoặc xét chuyển viên chức thành công chức và bố trí vị trí công tác.
Ngoài ra, Sở Nội vụ đề xuất chọn trụ sở UBND quận 2 hiện nay làm nơi đặt trụ sở Thành ủy thành phố Thủ Đức; trụ sở UBND quận 9 làm trụ sở Ủy ban MTTQ và các đoàn thể thành phố Thủ Đức; trụ sở UBND quận Thủ Đức làm trụ sở HĐND và UBND thành phố Thủ Đức.
Tại kỳ họp thứ 13, HĐND quận Thủ Đức khóa IV vừa diễn ra, 100% đại biểu HĐND quận đã thông qua chủ trương sáp nhập ba quận 2 quận 9, quận Thủ Đức thành thành phố Thủ Đức.
Việc thông qua này dựa trên kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn quận vào ngày 3/10 vừa qua tại tờ trình của UBND quận Thủ Đức. Theo đó, trên địa bàn quận Thủ Đức có hơn 196.000 cử tri, có 99,35% cử tri đi bỏ phiếu ý kiến về việc sáp nhập đơn vị hành chính.
Kết quả có 98,11% số phiếu đồng ý sáp nhập quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức thành đơn vị hành chính mới và 97,68% số phiếu đồng ý lấy tên đơn vị hành chính mới là thành phố Thủ Đức.
Theo Dân Việt

https://danviet.vn/thanh-lap-thanh-pho-thu-duc-doi-du-gan-400-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-20201011135805524.htm

Có thể bạn quan tâm

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

Hạ tầng giao thông đổi thay vùng khó

(GLO)- Mạng lưới giao thông kết nối đang được tỉnh Gia Lai quan tâm đầu tư, nhiều dự án nâng cấp, cải tạo, mở rộng đường đến vùng khó đang dần hoàn thiện mang đến cơ hội phát triển, giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.