Khó thu hồi gần 2,2 tỷ đồng nợ tạm ứng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công trình đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr (huyện Chư Pah) được khởi công xây dựng từ ngày 11-10-2010 và kế hoạch sẽ hoàn thành vào ngày 11-6-2011. Với lý do thời tiết, công trình không thể hoàn thành đúng tiến độ, đơn vị thi công đã xin gia hạn thêm thời gian. Song đến tháng 11-2011, đơn vị thi công đã bỏ trốn, “ôm” theo gần 2,2 tỷ đồng tạm ứng và bỏ lại công trình vẫn đang dang dở.

Đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr với chiều dài gần 8 km, có ý nghĩa khá quan trọng trong giao thương giữa các xã Nghĩa Hưng, Chư Jôr, Chư Đăng Ya. Từ năm 2003 đến 2007, đường chỉ làm cấp phối, chỉ những đoạn dốc mới gia cố mặt đường láng nhựa.

 

Đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng đã xuất hiện những ổ gà, ổ voi thế này. Ảnh: H.D
Đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr đưa vào sử dụng chưa lâu nhưng đã xuất hiện những ổ gà, ổ voi thế này. Ảnh: H.D

Bởi vậy, việc triển khai láng nhựa toàn tuyến thực sự là tin vui đối với người dân của gần 20 thôn, làng thuộc 2 xã trên. Từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cấp năm 2010 và 2011 giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư, giao cho Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng cơ bản huyện quản lý, công trình đã được triển khai đấu thầu xây lắp và đơn vị trúng thầu là Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Bình An với tổng trị giá đấu thầu 8,247 tỷ đồng. Sau khi trúng thầu, đơn vị thi công đã được tạm ứng 4,120 tỷ đồng (50% tổng giá trị).

Với lý do thời tiết (mùa mưa), công trình không thể hoàn thành đúng tiến độ, đơn vị thi công đã xin gia hạn thêm thời gian. Song đến tháng 11-2011, đơn vị thi công đã bỏ trốn, “ôm” theo 2,154 tỷ đồng tạm ứng và bỏ lại công trình đang dang dở. Lúc này, tổng giá trị khối lượng hoàn thành là trên 5,175 tỷ đồng, đạt 62,8% giá trị hợp đồng; trong đó, chủ đầu tư thanh toán gần 3,21 tỷ đồng (giá trị khối lượng đã thực hiện hoàn ứng là 1,96 tỷ đồng), và số tiền đơn vị thi công còn nợ tạm ứng xây lắp là trên 2,154 tỷ đồng.

Tại công văn gửi UBND huyện về việc xử lý các tồn tại trong việc thi công công trình vào cuối năm 2011 của ban quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản huyện cho biết: Ban quản lý đã khắc phục phần cạp lề sâu do đơn vị thi công đào bằng cách vét rãnh, đắp đất trả lại phần lề đường, đảm bảo an toàn giao thông. Đồng thời xét thấy phần đường nhựa đã thi công trước đó còn sử dụng tốt, lưu thông thuận lợi, thông suốt nên vẫn tiếp tục sử dụng.

Theo kết luận thanh tra của Đoàn Kiểm tra liên ngành tỉnh thì: “Qua kiểm tra thực tế công trình, sau khi thi công mặt đường, lề đường, công tác bảo dưỡng của đơn vị thi công không được tốt dẫn đến mặt đường bong bật, rỗ mặt, một số vị trí hư hỏng cục bộ ((ổ gà), lề đường bị sạt lở. Cống thoát nước bị hư hỏng tại km0+12,4 và km6+775m.

Chất lượng khối xây không đảm bảo”. Với khả năng tài chính có hạn song lại nhận thi công quá nhiều công trình (11 công trình), việc “vỡ kế hoạch” của đơn vị thi công là điều hoàn toàn có thể đoán trước. Và riêng công trình đường liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr, ngoài trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công khi chất lượng công trình chưa đảm bảo theo thiết kế, tiến độ không hoàn thành đúng kế hoạch thì chủ đầu tư và Ban Quản lý các dự án Đầu tư và Xây dựng huyện cũng có trách nhiệm đối với gần 2,2 tỷ đồng nợ tạm ứng xây lắp chưa thu hồi được từ đơn vị thi công.

Về vấn đề này, UBND huyện đã có công văn xin ý kiến chỉ đạo của HĐND huyện. Chủ tịch UBND huyện Trần Như Thảo cho biết: “Theo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc để xem xét, xử lý kết quả kiểm tra các dự án do Công ty cổ phần Xây dựng Thương mại Bình An thi công trên địa bàn tỉnh, huyện đã có công văn gửi Ban Thường vụ Huyện ủy xin chủ trương xử lý những sai phạm liên quan đến quá trình quản lý thi công công trình liên xã Nghĩa Hưng-Chư Jôr, làm rõ trách nhiệm trong việc tổ chức đấu thầu, xét thầu đối với Công ty Bình An, trách nhiệm trong việc theo dõi tiến độ và cho doanh nghiệp tạm ứng vốn nhưng không thi công hoàn thành công trình đúng tiến độ; và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để tiến hành xử lý theo chỉ đạo của UBND tỉnh”.

Trách nhiệm thuộc về ai đã rõ, nhưng việc khắc phục hậu quả gây mất thời gian, tốn kém tiền của. Và việc thu hồi khoản 2,2 tỷ đồng nợ tạm ứng từ đơn vị thi công có lẽ còn nhiều khó khăn.

Hà Duy

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.