Khi học phí tăng...

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nghị định 97/2023/NĐ-CP về những vấn đề liên quan tài chính và học phí cho giáo dục vừa được Thủ tướng ký ban hành, tháo gỡ phần nào khó khăn cho các cơ sở giáo dục, nhất là giáo dục đại học (ĐH) và giáo dục nghề nghiệp.

Giáo dục Việt Nam phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Mọi người đều có cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng, công bằng, bình đẳng.

Trong nền giáo dục ấy, chúng ta có lựa chọn khó khăn về mục tiêu muốn nhiều người được học ĐH và học nghề có chất lượng, trong khi điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn chế.

Tìm kiếm nguồn tài chính ngoài xã hội, thực hiện chính sách tín dụng, miễn giảm học phí và thu học phí của người học là các giải pháp chính để đạt được mục tiêu này. Vì vậy, có thể xem Nghị định 97 tạo cơ hội để giáo dục - đào tạo phát triển.

Học phí thấp từ nhiều năm qua đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo. Bởi lẽ, nhà trường thiếu kinh phí thu hút người tài và giữ chân họ làm giảng viên ĐH, gặp khó khăn trong việc xây dựng cơ sở vật chất, thiếu trang thiết bị phục vụ học tập...

Hệ lụy lớn hơn là do nguồn thu từ học phí không đủ, nhiều trường công lập tăng quy mô tuyển sinh, lấy số lượng bù vào chất lượng. Tỉ lệ sinh viên/giảng viên quá cao đã vượt quá khả năng đáp ứng yêu cầu của chất lượng đào tạo.

Ngoài ra, học phí trường công lập thấp còn tạo sự cạnh tranh không bình đẳng với trường tư; không có vai trò điều tiết quy mô giữa học ĐH và học nghề. Có thể xem học phí tăng theo Nghị định 97, dù không nhiều, nhưng có thể góp phần đổi mới, cải thiện chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, học phí tăng sẽ kèm theo những thách thức. Trước hết, đó là thách thức với sinh viên và gia đình về gánh nặng tài chính.

Nhiều sinh viên sẽ phải vừa lo đi học vừa đi làm để kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Áp lực học tập và căng thẳng tài chính do học phí cao hơn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần các em.

Ngay cả các giảng viên cũng có thể đối mặt thách thức vì phải làm việc nhiều hơn, dù có thể nhận được thu nhập cao hơn.

Sinh viên sẽ kỳ vọng cao hơn về chất lượng giáo dục, dẫn tới việc nhà trường phải nâng cao tiêu chuẩn giảng dạy, nghiên cứu nên áp lực công việc của giảng viên càng tăng.

Nhà trường cũng phải cam kết mạnh mẽ và có trách nhiệm giải trình cao hơn về việc cung cấp môi trường giáo dục có chất lượng.

Khi học phí tăng, dù ít hay nhiều, điều quan trọng là cơ sở giáo dục cần có kế hoạch chi tiêu phần tài chính dư ra từ nguồn học phí tăng ấy, tập trung vào mục tiêu chất lượng và hiệu quả.

Trong điều kiện "thắt lưng buộc bụng", nếu lãnh đạo nhà trường thiếu năng lực quản lý tài chính, nguồn dôi dư học phí này rất có thể bị tiêu xài lãng phí.

Do vậy, mỗi cơ sở giáo dục cần phải lập kế hoạch ngân sách minh bạch. Sinh viên, giảng viên và các bên liên quan cần nắm thông tin về kế hoạch này.

Sự minh bạch ấy giúp xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan, cung cấp cái nhìn rõ ràng về cách sử dụng nguồn học phí. Kế hoạch chi tiêu cụ thể, minh bạch sẽ góp phần giúp nhà trường phát triển bền vững.

Khi ấy, chất lượng giáo dục phải được nâng cao qua sự hài lòng của người học và cơ hội việc làm sau khi ra trường được cải thiện.

TS HOÀNG NGỌC VINH (nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp - Bộ GD-ĐT)

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

Hướng đến mục tiêu kép

Hướng đến mục tiêu kép

Tin tưởng, nhưng không ít trăn trở, âu lo là thông điệp được gửi gắm trong phát biểu của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội vào hôm qua 17-6.

null