Khi con trẻ tiêu tiền "thả cửa"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Chị bạn tôi có 2 phòng trọ cho thuê phía sau nhà ở. Nhà chị gần một trường THPT nên khách thường là học sinh ở huyện đến trọ học. Chị nói, các em đều ngoan, xa nhà nhưng rất có ý thức học tập, sức học khá. Dù vậy, nhìn cách các em tiêu tiền, chị có phần ái ngại.
Ảnh internet
Ảnh internet
“4 cậu học trò ở huyện lên trọ học mà mỗi đứa cả chục đôi giày, toàn là giày có thương hiệu chứ không phải hàng thường hay bán ở chợ. Cứ dăm bữa nửa tháng lại thấy đặt về 1 đôi giày mới. Tôi là phụ nữ mà cũng chỉ vài đôi mang đi mang lại. Dẫu biết, nhà các em ở huyện cũng có điều kiện nhưng tiền đâu để có thể mua sắm thả cửa như vậy. Chưa kể nhiều khoản tiền tiêu vặt khác”-chị nói.
Góp thêm chuyện con trẻ tiêu tiền, tôi kể chị nghe về quán trà sữa mới mở gần nhà lúc nào cũng nườm nượp học sinh, dù giá không hề rẻ, ở mức 30-50 ngàn đồng/ly. Quán nằm ngay cạnh một trung tâm đào tạo tài năng trẻ và một cơ sở dạy học thêm nên khách hàng chủ yếu là học sinh. Các em tới uống rất đông, mua mang đi lại càng nhiều. Điều này khiến ngay cả những người có thu nhập còn thấy ngại. Còn chị gái tôi mới đây đã “tá hỏa tam tinh” khi phát hiện cậu con trai mới học lớp 5 đã biết tự order (đặt hàng qua mạng) đủ thứ đồ dùng. Chị kể: “Toàn bộ số tiền lì xì Tết của con, tôi để cho cháu giữ, dặn là phải tiêu tiền tiết kiệm, hợp lý nhưng chưa dạy con tiêu thế nào mới là hợp lý. Đến lúc cháu đặt về nhà đủ thứ đồ dùng qua mạng như ba lô, đồng hồ điện tử, vỏ bọc ipad, đồ chơi…, tôi mới thấy sai lầm tai hại khi cho con giữ tiền mà không dạy con cách quản lý tiền bạc”.
Đặt ra vấn đề tiêu tiền ở trẻ, không biết các bậc phụ huynh có khi nào giật mình nhìn lại: Đã bao giờ mình dạy con cách quản lý và tiêu tiền hay chưa? Bởi trong nhiều kỹ năng sống thì sử dụng tiền hợp lý là một trong những kỹ năng quan trọng. Nhiều gia đình thường cho con một khoản tiền tiêu vặt cố định hàng tuần, hàng tháng. Nhất là với nhiều học sinh THPT, số tiền được bố mẹ cho tiêu vặt hàng tuần không nhỏ. Nhưng thông thường, cha mẹ chỉ dừng lại ở việc cho tiền, đáp ứng nhu cầu của con trẻ mà không tìm hiểu xem số tiền đó được trẻ tiêu vào việc gì.
Có rất nhiều cuốn sách, bài viết và cả những bài học dạy con cách tiêu tiền của các bậc cha mẹ thông thái trên khắp thế giới mà các bậc cha mẹ nên tham khảo. Dù rằng, mỗi nền văn hóa có một đặc trưng, truyền thống khác nhau dẫn đến việc hình thành ý thức ứng xử đối với đồng tiền cũng khác nhau, nhưng việc dạy con cách quản lý và tiêu tiền hợp lý từ khi còn nhỏ đã được các quốc gia chú trọng từ rất sớm để hình thành kỹ năng này cho đứa trẻ. Tuy nhiên vấn đề này ở ta lại không mấy khi được quan tâm, đa số phụ huynh chỉ chú ý đến điểm số, thành tích của con ở trường mà bỏ qua nhiều kỹ năng quan trọng khác, trong đó có việc quản lý tiền bạc và giúp con ý thức được giá trị của đồng tiền trong cuộc sống.
MINH CHÂU

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.