Khánh Hòa: Hệ số đất ở đô thị tại TP.Nha Trang có mức tăng cao nhất 3,6 lần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo quyết định về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, hệ số giá đất nông nghiệp năm 2022 của tỉnh này vẫn giữ nguyên so với năm 2021 và tăng từ 5 - 25% đối với đất phi nông nghiệp.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Lê Hữu Hoàng vừa ký ban hành quyết định về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 30.5.2022.
 
Hệ số đất ở đô thị nhiều khu vực tại TP.Nha Trang tăng tối đa 3,6 lần. Ảnh: Thế Quang
Hệ số đất ở đô thị nhiều khu vực tại TP.Nha Trang tăng tối đa 3,6 lần. Ảnh: Thế Quang
Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 được áp dụng cho đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Theo đó, giá đất năm 2022 được tính bằng cách lấy bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 nhân với hệ số giá đất.
Theo quyết định trên, hệ số giá đất nông nghiệp năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa vẫn giữ nguyên so với năm 2021 và tăng từ 5 - 25% đối với đất phi nông nghiệp.
Đáng chú ý, đối với đất ở đô thị tại TP.Nha Trang, vị trí 1 của đường Trần Phú từ phía nam cầu Trần Phú đến đường Hoàng Diệu có mức tăng cao nhất là 3,6 lần. Vị trí 1 của các loại đường 1, 2, 3 và đoạn còn lại của đường Trần Phú có hệ số điều chỉnh tăng 3 lần (năm 2021 là 2,5 lần). Các đường loại 4, 5, 6, 7, 8 và các vị trí còn lại của đường loại 1, 2, 3 và các vị trí còn lại của đường Trần Phú; các khu đô thị, dân cư mới trên địa bàn các phường thuộc TP.Nha Trang có hệ số tăng 2,4 lần (năm 2021 là 2 lần). Các đảo thuộc TP.Nha Trang tăng 1,4 lần (năm 2021 là 1,2 lần).
Tương tự, đất ở đô thị tại các phường, thị trấn thuộc TP.Cam Ranh, H.Ninh Hòa H.Vạn Ninh, H.Diên Khánh, H.Cam Lâm, H.Khánh Vĩnh và H.Khánh Sơn có hệ số từ tăng 1,3 - 1,9 lần.
Đối với đất ở nông thôn và đất thương mại dịch vụ tại các thành phố, thị xã, huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cũng đều có hệ số tăng nhẹ...
 
Hệ số giá đất nông nghiệp năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa vẫn giữ nguyên so với năm 2021 và tăng từ 5 - 25% đối với đất phi nông nghiệp. Ảnh: T.N
Hệ số giá đất nông nghiệp năm 2022 của tỉnh Khánh Hòa vẫn giữ nguyên so với năm 2021 và tăng từ 5 - 25% đối với đất phi nông nghiệp. Ảnh: T.N
Theo quyết định về việc ban hành quy định về bảng giá đất định kỳ 5 năm giai đoạn 2020 - 2024 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, đối với đất ở, tại TP.Nha Trang có mức giá cao nhất là 27 triệu đồng/m2, tối thiểu 400.000 đồng/m2; TP.Cam Ranh cao nhất 3,9 triệu đồng/m2, thấp nhất 299.000 đồng/m2; TX.Ninh Hòa cao nhất 3,9 triệu đồng/m2, thấp nhất 156.000 đồng/m2.
Đối với các huyện như H.Vạn Ninh có mức giá cao nhất là 3,12 triệu đồng/m2, thấp nhất là 169.000 đồng/m2; H.Diên Khánh cao nhất 3,38 triệu đồng/m2, thấp nhất 156.000 đồng/m2;; H.Cam Lâm cao nhất 2,21 triệu đồng/m2, thấp nhất 130.000 đồng/m2; H.Khánh Sơn cao nhất 429.000 đồng/m2, thấp nhất 78.000 đồng/m2; H.Khánh Vĩnh cao nhất 780.000 đồng/m2, thấp nhất 110.500 đồng/m2.
Giá đất thương mại dịch vụ được xác định theo vị trí, loại đường, hệ số như xác định giá đất ở và bằng 80% giá đất ở cùng vị trí nhưng không được dưới khung giá tối thiểu quy định.
Mới đây, Ban kinh tế - ngân sách (HĐND tỉnh) đã có báo cáo thẩm tra về phương án hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Theo đó, qua khảo sát, thu thập thông tin về giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất các loại đất tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh, nhận thấy, trong 4 tháng đầu năm 2022, hoạt động chuyển nhượng đất các loại đất trên địa bàn tỉnh diễn ra rất sôi động. Phần lớn các giao dịch có giá chuyển nhượng để kê khai và nộp thuế cao hơn rất nhiều lần so với giá đất của UBND tỉnh ban hành. Đồng thời giá chuyển nhượng để kê khai thuế vẫn còn thấp hơn so với giá giao dịch thực tế của thị trường bất động sản.
Do đó, Ban kinh tế - ngân sách nhận thấy hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 do UBND tỉnh đề xuất vẫn còn thấp so với giá đất thị trường.
Tuy nhiên, việc tiếp tục điều tra, tổng hợp, phân tích thông tin thị trường để xây dựng phương án hệ số điều chỉnh giá đất 2022 sẽ dẫn đến việc tiếp tục bị thất thu ngân sách do chậm ban hành.
Do đó Ban kinh tế - ngân sách cơ bản thống nhất với hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 theo phương án do UBND tỉnh Khánh Hòa trình tại Tờ trình số 3795 để áp dụng cho những tháng còn lại của năm 2022.
Theo Thế Quang (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

Chủ động phương tiện, đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ

(GLO)- Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày, dự báo nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao. Vì vậy, các cơ quan chức năng và đơn vị kinh doanh vận tải hành khách chủ động triển khai các phương án, bố trí nhân sự và phương tiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ.