Khẳng định vị thế phụ nữ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Năm 2021 và 2022, lần lượt 2 nông dân của Gia Lai đều vào Top 100 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” và được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh tại một buổi lễ được tổ chức trang trọng ở Thủ đô Hà Nội. Đó là chị Nguyễn Thị Thảo (tổ 7, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) và chị Đỗ Thị Mỹ Thơm-Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Hùng Thơm Gia Lai (huyện Mang Yang).

Tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp, cả 2 chị đã quyết tâm tìm hướng đi riêng, khẳng định giá trị sản phẩm, tạo nên vị thế của doanh nghiệp cũng như bản thân trên thương trường. Đến nay, thương hiệu Cà phê Thảo Hiên của chị Thảo đã trở nên quen thuộc, được khách hàng trong nước ưa thích, đem về doanh thu 4-5 tỷ đồng mỗi năm. Đối với chị Thơm, từ năm 2017, chị đã đưa sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Pháp và Thụy Sĩ, thu về hàng tỷ đồng. Hợp tác xã do chị làm chủ cũng đã xây dựng 4 sản phẩm được chứng nhận OCOP cấp tỉnh, có thị trường tiêu thụ rộng rãi trong cả nước. Hành trình để trở thành “Nông dân Việt Nam xuất sắc” của 2 nữ nông dân ắt hẳn có nhiều gian nan, thử thách. Tuy vậy, bằng nỗ lực từ bản thân, sự hỗ trợ của gia đình và cả xã hội, họ đã chứng tỏ được ý chí, nghị lực, vai trò của mình trên con đường tìm kiếm thành công.

Phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình ở tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Minh Châu

Phụ nữ ngày càng khẳng định vị thế của mình ở tất cả các lĩnh vực. Ảnh: Minh Châu

Cùng với lĩnh vực kinh tế, phụ nữ còn ghi dấu ấn mạnh mẽ trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Theo thống kê của Bộ Nội vụ, tỷ lệ nữ cán bộ giữ các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước ở trung ương ở cấp bộ trưởng và tương đương chiếm 8%; thứ trưởng và tương đương chiếm 7,7%. Ở địa phương, tỷ lệ nữ giữ chức danh chủ tịch UBND cấp tỉnh, huyện, xã lần lượt chiếm 3,12%, 3,62%, 3,42%. Số lượng nữ đại biểu Quốc hội đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á (nhiệm kỳ khóa XIII đạt 24,4%; nhiệm kỳ khóa XIV đạt 26,8%; nhiệm kỳ khóa XV đạt 30,26%) và đứng thứ 51 trên thế giới, thứ 4 ở châu Á, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội Các nước Đông Nam Á về tỷ lệ nữ là đại biểu Quốc hội. Đặc biệt, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, trong số Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng chính thức được bầu có 18 đại biểu nữ, tăng 1 đại biểu so với nhiệm kỳ khóa XII. Trong 63 bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2020-2025 có 9 người là nữ, cao nhất từ trước đến nay.

Tại Gia Lai, tỷ lệ nữ giới tham gia quản lý nhà nước cũng tăng lên qua từng năm. Theo báo cáo của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, thời gian qua, các cấp Hội đã tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò nòng cốt tham mưu, đề xuất cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Theo đó, tỷ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy, đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 đều tăng so với nhiệm kỳ trước. Cụ thể, nữ cấp ủy nhiệm kỳ 2020-2025 cấp tỉnh có 8/53 người (chiếm 15,09%); cấp huyện có 119/597 người (chiếm 19,93%); cấp xã có 739/2.662 người (chiếm 27,76%). Có 3/8 đại biểu Quốc hội tỉnh khóa XV là nữ, chiếm 37,5%. Nữ đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2021-2026 cấp tỉnh có 22/71 đại biểu (chiếm 30,9%); cấp huyện có 161/571 đại biểu (chiếm 28,2%); cấp xã có 1.423/4.997 đại biểu (chiếm 28,48%).

Những con số nói trên là minh chứng rõ nét cho nỗ lực của cấp ủy và chính quyền các cấp trong việc dần xóa bỏ khoảng cách về giới. Điều đó đã được khẳng định xuyên suốt từ Hiến pháp đến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Nổi bật là Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 16-5-1994 của Bộ Chính trị về một số vấn đề công tác nữ trong tình hình mới. Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27-4-2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước khẳng định: Xây dựng, phát triển vững chắc đội ngũ cán bộ nữ tương xứng với vai trò to lớn của phụ nữ là yêu cầu khách quan, là nội dung quan trọng trong chiến lược công tác cán bộ của Đảng bằng nhiều chỉ tiêu cụ thể về cơ cấu nữ giới trong hệ thống chính trị. Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng cũng nhấn mạnh chủ trương: Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2045. Tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới bình đẳng tham gia đóng góp trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững của đất nước, cũng như thụ hưởng thành quả của sự phát triển.

Xã hội ngày càng hiện đại, những tư tưởng vốn trói buộc người phụ nữ hàng thế kỷ cũng đã dần được xóa bỏ. Mặc dù vẫn còn một số rào cản song tin rằng, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ tích cực của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, phụ nữ Việt Nam nói chung, Gia Lai nói riêng sẽ tiếp tục nỗ lực vươn lên, tự tin, tự chủ, góp sức xây dựng quê hương, đất nước, khẳng định tám chữ vàng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng “Anh hùng-Bất khuất-Trung hậu-Đảm đang”.

Có thể bạn quan tâm

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi nghệ sỹ vượt qua lằn ranh tối kị

Khi thông tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố trên 1.000 bị can liên quan đường dây vận chuyển trái phép chất ma túy từ Pháp về Việt Nam, trong đó có cả người mẫu, diễn viên, ca sĩ và những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL), dư luận đã giật mình.

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Đưa lao động phi chính thức trở thành 'tài nguyên'

Theo Công văn 1127 năm 2019 của Tổng cục Thống kê, khu vực phi chính thức bao gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông, lâm nghiệp và thủy sản sản xuất ra sản phẩm (vật chất, dịch vụ) để bán, trao đổi và không phải đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khái niệm này đã phần nào không còn sát với thực tế.

Giá trị của liên hoan

Giá trị của liên hoan

Liên hoan Cải lương toàn quốc năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ vừa khép lại. Bên cạnh những hồ hởi, vui vẻ, nhiều nỗi niềm của sân khấu cải lương truyền thống cũng đã bộc lộ trong mùa liên hoan năm nay.

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

'Lớp học đảo ngược' với ChatGPT

Chẳng còn gì ngạc nhiên khi nghe chuyện học trò sử dụng ChatGPT và có thể là nhiều hỗ trợ AI khác nữa để "xử đẹp" các bài tập môn này môn kia. Nhưng cũng chẳng có lý do gì để đặt ra chuyện cấm dùng những hỗ trợ đó.

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Cái gì mới mà hay thì phải làm!

Trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh: đổi mới mạnh mẽ tư duy, cách nghĩ, cách làm như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn Cái gì cũ mà xấu thì phải bỏ. Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổi cho hợp lý.

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Lan tỏa Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Buổi sinh hoạt ngoại khóa của khối lớp 4 Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (TP Thủ Đức, TPHCM) mới đây trong Không gian văn hóa Hồ Chí Minh được xây dựng theo mô hình không gian mở tại khu phố 8 (phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức) diễn ra sôi nổi.