Khẩn trương xử lý vụ học sinh lớp 5 đi học bị đánh

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
UBND TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã giao các cơ quan liên quan tổ chức thăm hỏi, kịp thời hỗ trợ em học sinh bị đánh, đồng thời yêu cầu khẩn trương xử lý vụ việc bà V. tổ chức dạy học tại nhà và có hành vi đánh học sinh.

Tối 10-2, ông Cao Đình Huy, Chủ tịch UBND TP.Tuy Hòa (Phú Yên), cho biết đã có văn bản chỉ đạo giao Công an TP.Tuy Hòa chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xử lý theo quy định đối với các trường hợp đăng tải, chia sẻ thông tin chưa kiểm chứng, không chính xác liên quan đến học sinh lớp 5 bị đánh.

Khẩn trương xử lý vụ học sinh lớp 5 đi học bị đánh  ảnh 1

Trang mạng xã hội đăng tải nội dung phản ánh học sinh lớp 5 đi học kèm bị đánh. Ảnh: Chụp màn hình

Trước đó, trên một trang mạng xã hội đăng tải nội dung phản ánh học sinh lớp 5 đi học kèm tại nhà cô giáo nhưng do không làm bài tập nên bị cô giáo đánh.

Phòng GD-ĐT TP.Tuy Hòa đã có báo cáo xác minh, em bị đánh là T.T.A, học sinh lớp 5A4, Trường tiểu học Lê Hồng Phong, P.Phú Thạnh, TP.Tuy Hòa. Người có hành vi đánh em A. là bà H.T.T.V (36 tuổi, tạm trú tại P.Phú Thạnh, TP.Tuy Hòa), làm nội trợ, không phải giáo viên của ngành giáo dục TP.Tuy Hòa. Bà V. là bạn của mẹ em A., có tổ chức dạy học tại nhà.

UBND TP.Tuy Hòa cũng đã giao lãnh đạo Phòng GD-ĐT, Phòng LĐ-TB-XH, UBND P.Phú Thạnh và Trường tiểu học Lê Hồng Phong tổ chức thăm hỏi, kịp thời hỗ trợ em A; đồng thời yêu cầu UBND P.Phú Thạnh khẩn trương xử lý vụ việc bà V. tổ chức dạy học tại nhà và có hành vi đánh em A.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện xóm tôi

Chuyện xóm tôi

(GLO)- Xóm tôi cách trung tâm thị trấn Kông Chro (tỉnh Gia Lai) không xa lắm, nhưng mới chỉ có 8 hộ dân sinh sống, tuyến đường lại mới được mở, xung quanh chưa có các cơ sở dịch vụ. Hiện nay, khu vực gia đình tôi ở chưa được Nhà nước đầu tư về nước sạch, các hộ dân đều sử dụng nước giếng trong sinh hoạt hàng ngày, nước mưa để nấu ăn, nước đóng bình để uống.

Nữ cán bộ “hai giỏi”

Nữ cán bộ “hai giỏi”

(GLO)- Nhanh nhẹn, hoạt bát, gương mẫu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương là nhận xét của cán bộ và người dân về chị H’Tinh-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Ia Lang, phường Chi Lăng, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai).

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

Chư Sê: Triển khai Dự án 8 về bình đẳng giới

(GLO)- Chiều 21-2, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị triển khai Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn I (2021-2025). Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

Kbang đẩy mạnh chương trình cho vay nhà ở xã hội

(GLO)- Chương trình tín dụng cho vay nhà ở xã hội theo Nghị định số 100/2015/NĐ-CP của Chính phủ là 1 trong gần 20 chương trình tín dụng do Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Kbang thực hiện. Chương trình đã giúp người có thu nhập thấp ổn định cuộc sống, an cư lạc nghiệp.

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

Cần xóa tan tâm lý trẻ bám mẹ

(GLO)- Cô gái nằm cùng phòng với em gái tôi ở khoa sản bệnh viện tầm 28 tuổi. Nghe cô ấy than vãn đau vì phải dùng máy hút sữa, tôi an ủi: “Cố lên em. Mai mốt con khỏe về bú trực tiếp thì không bị đau nữa”. Cô gái liền trả lời: “Em không cho con em bú trực tiếp đâu, sợ nó bám mẹ. Về nhà, em cũng sẽ cho ngủ riêng. Em còn phải đi làm nữa, con bám làm sao mà đi được. Con của chị bạn em, chị ấy cho bú trực tiếp đến 24 tháng. Bây giờ đi đâu, con bé cũng nhõng nhẽo, nước mắt lưng tròng đòi theo”.
Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đi vào thực chất

(GLO)- Xác định công tác xây dựng gia đình văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững, năm 2023, ngành Văn hóa-Thể thao và Du lịch Gia Lai tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác này.

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

Cần loại bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ

(GLO)- Những ngày qua, đoạn clip tham gia game show hẹn hò của anh chàng người Huế từ năm 2021 lại được cộng đồng mạng tiếp tục chia sẻ. Quan điểm “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”, đàn ông ngồi mâm trên, phụ nữ ngồi mâm dưới tiếp tục bị “ném đá” tơi tả vì lạc hậu, bảo thủ và quá nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ.
Chung tay hỗ trợ người nghèo

Chung tay hỗ trợ người nghèo

(GLO)- Các chính sách, chương trình giảm nghèo không chỉ được các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm thực hiện mà còn nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các hội, đoàn thể, sự đồng hành của các doanh nghiệp và toàn xã hội.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

“Thủ lĩnh của sự thay đổi”

(GLO)- Đầu tháng 1-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Gia Lai ra mắt Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” điểm cấp tỉnh tại Trường THCS Nguyễn Huệ (xã Chư Drăng, huyện Krông Pa). Tiếp đó, Hội LHPN huyện Krông Pa phối hợp với Trường THCS Kpă Klơng (xã Chư Ngọc) ra mắt CLB điểm cấp huyện.
Tết năm nay, chị Nữ (bìa trái) và gia đình quyết định ở lại đón Tết tại Pleiku và sẽ bắt đầu đi làm lại từ ngày mồng 2 Tết để có thu nhập. Ảnh: Nhật Hào

Những người chọn đón Tết xa quê

(GLO)- Những ngày giáp Tết, nhiều người con lao động xa nhà đã lên xe về quê đoàn tụ cùng gia đình. Thế nhưng, đâu đó vẫn còn nhiều người xa xứ lặng lẽ ở lại “Quê hương thứ 2” để đi làm kiếm thêm thu nhập lo cho bản thân và gia đình trong năm mới.