Khám phá bãi đá triệu năm ở Chư Păh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chúng tôi tìm đến dòng suối có bãi đá đẹp và lạ ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Băng qua những lối mòn, cả nhóm đã thực sự bất ngờ trước khung cảnh thiên nhiên kỳ thú nơi này. Dòng suối mang nhiều tên gọi, nằm giữa xã Ia Phí và thị trấn Ia Ly chảy qua nhiều làng Jrai trước khi đổ ra hồ chứa nước của Nhà máy Thủy điện Ia Ly, đoạn đến làng Vân bỗng trồi lên một bãi đá triệu năm dài hàng cây số.
Bãi đá gồm nhiều đoạn lộ thiên, đặc biệt có hai khu vực rất đẹp, cách xa nhau chỉ độ vài ba chục mét. Ở những nơi này, bên dòng suối, các thanh đá lớn hình lục lăng như đã được bàn tay thần kỳ nào đó sắp đặt theo chủ đích. Chúng đứng cạnh nhau, bằng phẳng và rắn chắc như một khối đông đặc, bất chấp thời gian. Hàng trăm cột đá có hình thù giống nhau, được xếp thành bãi tại đây đã khiến nhiều người gọi nơi này là suối Đá Đĩa, trong sự so sánh với Gành Đá Đĩa-Di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Phú Yên. Điều này hoàn toàn có lý, bởi về hình thức, các bãi đá tại đoạn suối qua làng Vân và di sản đá Phú Yên tương đồng; về niên đại, theo các nhà địa chất, chúng đều đã vượt qua độ tuổi trên 100 triệu năm.
Bãi đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Bãi đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Ông Rơ Châm Krí (76 tuổi, sinh ra và lớn lên tại làng Vân) cho hay: Không biết bãi đá và con suối ấy có từ bao giờ. Chỉ biết người Jrai quanh vùng gọi nơi đó là Jrai Phă (jrai có nghĩa là thác nước, còn phă tức là bể, vỡ, tràn, tung ra). Dân các làng xưa nay đều gọi như vậy, vì đoạn suối chảy qua nơi đây không chỉ tràn lên mặt bãi đá mà còn có một điểm, dòng chảy đổ ụp xuống từ độ cao khoảng 5 m như một dòng thác.

Đường đến bãi đá cổ: Từ Pleiku theo quốc lộ 14 đi về hướng Kon Tum khoảng 16 km, rẽ trái và thẳng tiến trên tỉnh lộ 673 (đường vào Nhà máy Thủy điện Ia Ly) khoảng 20 km, sau đó rẽ phải, đi theo tỉnh lộ 661 (đường vào hồ chứa nước của Thủy điện Ia Ly) khoảng 2,5 km thì đến làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Từ khu vực nhà rông của làng, tiếp tục di chuyển bằng xe ô tô thêm khoảng 2 km nữa thì dừng trước một rẫy cà phê và bắt đầu đi bộ khoảng 500 m đường mòn, men theo bờ suối là đến bãi đá cổ kỳ vĩ này.

Ông Rơ Châm Vân-người Jrai ở làng Bloi-kể: Có người gọi đây là Ia Ruai, tức suối cây đập. Tên gọi này liên quan đến việc, trước kia có một nhành cây si vốn nằm vắt vẻo giữa dòng nước đổ từ cao xuống thấp, như sẵn sàng quật vào những kẻ bạo gan dám nhảy xuống đây. Từ năm 10 tuổi, ông Vân đã cùng bạn bè đến tắm tại đoạn suối chảy qua làng Vân. Trước đó và nhiều năm về sau, cây cối tại đây khá rậm rạp, chưa có nhiều rẫy cà phê hay sự khai phá, san ủi để làm ao hồ như ngày nay. Dòng suối khi ấy thực sự mang vẻ đẹp hoang sơ, ẩn mình dưới rất nhiều cổ thụ. Có lẽ chính vì vậy mà dân các làng xung quanh đều truyền tai nhau rằng, hàng đêm, gần về sáng, con suối này luôn cất lên tiếng gáy. Ông Vân nói thêm: Không phải ai cũng nghĩ đấy là tiếng nước chảy lúc thanh vắng mà quả là còn nhiều người vẫn cho là dòng suối chảy qua bãi đá này có Yàng (thần linh). Chỉ có Yàng mới tạo ra những khối đá có hình dạng như vậy mà thôi…

Bãi đá triệu năm ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh). Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ
Đồng bào Jrai ở làng Vân (thị trấn Ia Ly, huyện Chư Păh) rất tự hào khi nói về bãi đá triệu năm này. Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ

Chúng tôi hỏi nhiều người Jrai đang sinh sống gần dòng suối có bãi đá đẹp này. Từ chị bán tạp hóa bên nhà rông làng Vân Rơlan Kuach (52 tuổi) đến các bạn học sinh trung học Ksor Viên, Rơchâm Thương, Rơchâm Thọ… mắt họ đều ánh lên vẻ tự hào khi nói về cảnh đẹp của quê hương mình. Đó là nơi họ có nhiều kỷ niệm, từ việc cho bò đi uống nước, câu cá, tắm suối ngày nóng hay cùng nhau vui chơi trong những dịp lễ, Tết. Những người Jrai được hỏi đều mong cảnh đẹp của quê hương mình sẽ được gìn giữ cho con cháu mai sau.

Trao đổi với người viết bài này tại bãi đá làng Vân, Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Trần Ngọc Nhung cho biết: Đây là một di sản địa chất hiếm có của Gia Lai và Tây Nguyên. Chúng tôi sẽ báo cáo đề nghị UBND tỉnh có chủ trương, biện pháp bảo tồn phù hợp. Sở cũng sẽ cùng với huyện Chư Păh và các đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng để nơi đây trở thành một điểm du lịch, gắn với tour Thủy điện Ia Ly, núi lửa Chư Đang Ya...
NGUYỄN QUANG TUỆ

Có thể bạn quan tâm

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Du lịch Việt Nam vượt qua Singapore

Nhiều trang tin thế giới vừa đồng loạt đánh giá Việt Nam đã vượt qua Singapore để trở thành điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất, hấp dẫn hàng đầu ở Đông Nam Á nhờ chính sách thị thực hấp dẫn, liên tục mở rộng các đường bay thẳng và ngày càng có nhiều thương hiệu khách sạn nổi tiếng.

Thác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

E-magazineThác Ông Bà reo ca giữa rừng xanh

(GLO)- Xã Ya Hội (huyện Đak Pơ) vốn được biết đến là vùng đất đa sắc màu văn hóa. Ngoài người Bahnar bản địa, Ya Hội còn có một số dân tộc phía Bắc. Đến thăm Ya Hội, du khách được trải nghiệm bên những con thác, dòng suối thơ mộng ẩn mình giữa núi non hùng vĩ. Và thác Ông Bà là một trong số đó.

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Đi đâu, chơi gì 3 ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương?

Từ những chuyến khám phá thành phố sôi động và nghỉ dưỡng tại các bãi biển thư giãn, cho đến trải nghiệm văn hóa và du ngoạn vùng quê yên bình, du khách Việt đang tích cực tìm kiếm các điểm đến để tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ lễ giỗ Tổ Hùng Vương, từ ngày 8-10/3 âm lịch (tức từ ngày 5-7/4 dương lịch).

Du lịch chiến trường xưa

Du lịch chiến trường xưa

(GLO)- Cuối tháng 2 vừa qua, một cựu binh Mỹ đưa gia đình quay lại thăm nơi ông từng đóng quân trong Chiến dịch Plei Me, thung lũng Ia Drăng và một số địa danh khác trên địa bàn huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Hàng cây ngô đồng rực sắc trên đường về miền biên giới Ia Mơ. Ảnh: V.T.T

Về miền biên giới Ia Mơ

(GLO)- Khi ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn vấn vương trước vẻ đẹp của hàng cây ngô đồng điểm tô sắc đỏ chấm phá trên nền trời xanh biếc dọc miền biên giới Ia Mơ.