Khai mạc Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tối 22/4, UBND huyện Ngọc Hồi tổ chức khai mạc Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc toàn huyện lần thứ V-2024. Tham dự Ngày hội có hơn 600 nghệ nhân của 8 đơn vị xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Lãnh đạo UBND huyện tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: QĐ

Lãnh đạo UBND huyện tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn nghệ nhân tham gia Ngày hội. Ảnh: QĐ

Phát biểu khai mạc Ngày hội, bà Y Lan- Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hồi nhấn mạnh: Thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Ngọc Hồi tích cực triển khai có hiệu quả công tác bảo tồn, phát triển, đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên lĩnh vực văn hoá, thể thao. Đến nay, Ngọc Hồi còn lưu giữ nhiều di sản vật thể, phi vật thể vô cùng đặc săc, phong phú, vừa có giá trị lịch sử, vừa giá trị thẩm mỹ độc đáo như nhà rông truyền thống, cồng chiêng; các loại hình sinh hoạt văn hoá cộng đồng; các loại nhạc cụ, nghề truyền thống; các kho tàng văn hoá dân gian với những bản trường ca, truyện cổ, làn điệu dân ca đậm đà bản sắc; các lễ hội gắn với “Không gian văn hóa cồng chiêng” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Việc huyện Ngọc Hồi tổ chức Ngày hội Văn hoá- Thể thao các dân tộc nhằm góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc ở tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Ngọc Hồi nói riêng; tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc trong huyện được giao lưu, trao đổi, giới thiệu về phong tục, tập quán, ẩm thực, trang phục, các làn điệu dân ca. Qua đó, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Sau chương trình khai mạc, diễn ra Hội thi tuyên truyền lưu động Kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh huyền thoại và ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959- 19/5/2024) do Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch) tổ chức với sự tham gia của trên 150 diễn viên đến từ các tỉnh Cà Mau, Quảng Ninh, Phú Yên, Nghệ An, Vĩnh Phúc và Thành phố Hồ Chí Minh. Chương trình nghệ thuật của Hội thi đã làm hài lòng hơn 1.000 khán giả địa phương với 14 tiết mục ca, múa, nhạc… ca ngợi Đảng, Bác Hồ, Tổ quốc, Bộ đội Trường Sơn.

Theo kế hoạch đề ra, Ngày hội Văn hóa-Thể thao các dân tộc huyện Ngọc Hồi lần thứ V-2024 diễn ra trong 2 ngày (từ ngày 22-23/4).

Các đơn vị tham gia môn thể thao truyền thống dân tộc đi cà kheo. Ảnh: QĐ

Các đơn vị tham gia môn thể thao truyền thống dân tộc đi cà kheo. Ảnh: QĐ

Tham gia Ngày hội, các nghệ nhân, vận động viên của 8 xã, thị trấn của huyện Ngọc Hồi tranh tài 2 môn thể thao hỗn hợp là bắn nỏ-bắn ná và đi cà kheo; trình diễn nghề đan lát thủ công truyền thống, kỹ thuật chế tác tượng gỗ; tái hiện một số lễ hội tiêu biểu của đồng bào DTTS; biểu diễn cồng chiêng, múa xoang; trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP và sản phẩm đặc trưng của các xã, thị trấn.

Có thể bạn quan tâm

Bên dòng Đăk Bla

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla thường được gọi với tên gọi “Dòng sông chảy ngược” cùng những truyền thuyết, thần thoại. Thế nhưng, không chỉ có sự độc đáo và bí ẩn đầy hấp dẫn, Đăk Bla còn là dòng sông mang lại sự trù phú, ấm no với những bãi bồi xanh mướt cây trồng và tiềm năng kinh tế du lịch đang được “đánh thức”.

Bắt chồng giữa đại ngàn

Bắt chồng giữa đại ngàn

Nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, thôn Đarahoa hiện có hơn 340 hộ dân sinh sống, trong đó 80% là đồng bào dân tộc K’Ho. Không chỉ nổi bật bởi khung cảnh đại ngàn thơ mộng, Đarahoa còn gìn giữ một trong những phong tục đặc sắc bậc nhất của người K’Ho, tục "bắt chồng".

Kết nối rừng và biển

Kết nối rừng và biển

Cùng với việc sáp nhập tỉnh, câu chuyện giao thông kết nối biển - rừng giữa các tỉnh Nam Tây nguyên với khu vực Duyên hải Nam Trung bộ cũng rất được người dân quan tâm, với mong mỏi có thể sớm "sáng uống cà phê ở rừng chiều tắm biển".

Hỏi cây K'nia

Hỏi cây K'nia

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Quang Tuệ, người có vốn hiểu biết đáng nể về Tây Nguyên, vừa gặp tôi và than: "Em đang tìm làm một vệt clip về cây K'nia mà giờ khó tìm quá, hầu như đã hết".

null