(GLO)- Để có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay là nhờ cây cao su, đặc biệt những người đầu tiên đặt chân lên khai phá vùng đất này. Họ đã không tiếc mồ hôi nước mắt, khai hoang vỡ đất, lập làng đánh thức “vàng trắng ” trên Tây Nguyên.
(GLO)- Sáng 20-12, tại UBND xã Phú Cần, UBND huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Hội thảo khoa học di tích lịch sử cấp tỉnh “Đền thờ Tiền hiền làng Phú Cần và mộ ông Phan Hữu Phàn” có địa chỉ tại thôn Thắng Lợi và buôn Thim, xã Phú Cần.
(GLO)- Các đồng chí: Nguyễn Minh Trưởng-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy; Rah Lan H’Dry-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Huỳnh Văn Trường-Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) vừa có buổi tiếp xúc đối thoại trực tiếp với Nhân dân trên địa bàn.
(GLO)- Kiên trì bám trụ nơi vùng đất mới, những hộ dân di cư từ nội thị ra “điểm kinh tế 17-3“ ngày trước (nay thuộc phường Yên Thế, TP. Pleiku) đã vượt qua bao vất vả, khó khăn biến vùng đất hoang vu “nắng lún bụi, mưa sình lầy“ trở thành khu dân cư trù phú. Những giọt mồ hôi mặn đắng ngày nào đã đơm mùa quả ngọt.
(GLO)- Sau đại thắng mùa xuân 1975, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta nhanh chóng bước vào giai đoạn khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. Tại Gia Lai, chiến dịch “100 ngày 23 ngàn ha ruộng đất“ đã tạo nên làn sóng khai hoang, phục hóa sôi nổi lúc bấy giờ.
Ngày còn thơ bé, ông Đáp đã mải mê với bạt ngàn gốc chá cổ thụ. Chiến tranh, rú bị tàn phá. Rồi đời sống thời hậu chiến không ít khó khăn, rú lại nhẫn nhịn để con người xâm lấn thêm một lần nữa. Trước cảnh đó, ông cùng vợ ra dựng lều sống giữa rừng cây lộng gió xanh um. Hơn ba mươi năm vừa “ra nớ khai hoang mần kinh tế“, ông Đáp vừa tự giao cho mình trách nhiệm giữ rừng. Nhờ vậy, rú Chá đã hồi sinh.
(GLO)- Mỗi khi nhắc đến làng Đak Giang II (xã Đông, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), người dân nghĩ ngay đến ông Đinh Yem. Bởi lẽ, ông có công lập làng và giúp người dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
(GLO)- Đến thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai), ta dễ dàng nhìn ngắm những cánh đồng lúa nước bạt ngàn xanh tốt nằm cạnh các làng đồng bào dân tộc Jrai. Để có được những cánh đồng này, người dân nơi đây đã phải trải qua những ngày tháng khai hoang đầy gian nan, khó nhọc. Đến nỗi, cộng đồng người Jrai ở đây coi mỗi cánh đồng lúa nước như một “kỳ tích“.