Khắc thư pháp trên dưa lưới bán tết, thu nhập gần 500 triệu đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với ý tưởng khắc chữ trên dưa lưới, anh Nguyễn Hoàng Duy (35 tuổi, ngụ xã Lâm Kiết, H.Thạnh Trị, Sóc Trăng) kiếm gần 500 triệu đồng dịp tết.

Anh Duy được biết đến là người tiên phong trong chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng dưa lưới trong nhà màng, thu nhập gần 1 tỉ đồng/năm. Nhận thấy nhu cầu quà biếu tết ngày càng hướng đến các sản phẩm độc lạ, anh nảy sinh ý tưởng tạo ra những trái dưa lưới mang thông điệp may mắn.

Anh Duy kiểm tra lại những trái dưa lưới khắc chữ thư pháp chuẩn bị bán ra thị trường. ẢNH: DUY TÂN
Anh Duy kiểm tra lại những trái dưa lưới khắc chữ thư pháp chuẩn bị bán ra thị trường. ẢNH: DUY TÂN

Bằng phương pháp khắc thủ công trực tiếp lên bề mặt trái dưa lưới khi còn non, anh Duy có thể tạo ra các chữ ý nghĩa như: tài lộc, phát lộc, an khang thịnh vượng, vạn sự như ý, phát tài… Anh cho biết trái dưa được chọn khắc chữ phải đủ 3 tiêu chuẩn: tròn, đều, đẹp. Khi khắc phải xác định hình dạng trái dưa dài hay tròn. Nếu chiều dài lớn thì đưa chữ dài hoặc to hơn để khi chưng sẽ cân đối.

Chia sẻ về kỹ thuật, anh Duy cho biết thời điểm thích hợp nhất để khắc chữ là dưa đạt trọng lượng từ 1,6 - 1,7 kg, lúc này vỏ có độ dày vừa phải, nhanh lành vết khắc; còn sau thời điểm đó vỏ dưa dày, khó khắc và chữ không đẹp.

Từ kiến thức ngành nông nghiệp được học, tôi áp dụng vào sản xuất và chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, canh tác theo hướng hữu cơ. Nhờ đó, dưa lưới phát triển rất tốt, đảm bảo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

Anh Nguyễn Hoàng Duy

Dịp Tết Nguyên đán năm nay, anh chuẩn bị hơn 8 tấn dưa lưới thường và hơn 1.000 cặp dưa khắc chữ. Mặc dù giá khá cao, chưa đến ngày thu hoạch nhưng đã có thương lái đặt mua gần hết.

"Dưa lưới vỏ mỏng lắm, khi khắc chữ nếu khắc quá sâu thì trái dưa lớn lên bị hư và thối. Vì vậy, phải tỉ mỉ cạo lớp vỏ mỏng theo hình dáng các chữ cần khắc. Trái càng lớn thì chữ càng nổi lên bắt mắt", anh Duy nói.

Anh Duy bắt đầu trồng dưa lưới từ năm 2020. Ban đầu, anh trồng khoảng 1.300 m2, sau đó thấy hiệu quả kinh tế cao nên mạnh dạn nhân rộng. Đến nay, toàn bộ diện tích đất trồng lúa 3.300 m2 đã được anh chuyển sang trồng dưa lưới trong nhà màng, mật độ trồng 2.400 gốc/1.000 m2. Mỗi năm, anh thu hoạch từ 45 - 50 tấn trái.

Thợ khắc chữ lên trái dưa lưới. ẢNH: DUY TÂN
Thợ khắc chữ lên trái dưa lưới. ẢNH: DUY TÂN

Để có được những trái dưa lưới khắc chữ hoàn hảo, anh Duy phải tuân thủ quy trình chăm sóc nghiêm ngặt. Khi trái đạt kích thước phù hợp, anh sử dụng khuôn tạo hình và phương pháp khắc chữ thủ công để đảm bảo chữ sắc nét, đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng dưa.

Anh Duy cho biết nhờ mẫu mã đẹp, dưa lưới khắc chữ của anh nhanh chóng được thị trường đón nhận. Khách hàng là doanh nghiệp, cá nhân đặt mua làm quà biếu đối tác, người thân. Với giá bán dao động từ 420.000 - 450.000 đồng/cặp, ước tính vụ dưa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, anh có thu nhập gần 500 triệu đồng.

"Từ kiến thức ngành nông nghiệp được học, tôi áp dụng vào sản xuất và chăm sóc đúng quy trình, theo dõi chặt chẽ chế độ dinh dưỡng, canh tác theo hướng hữu cơ. Nhờ đó, dưa lưới phát triển rất tốt, đảm bảo sản phẩm sạch, bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng", anh Duy chia sẻ.

Theo DUY TÂN (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Thủ tướng Chính phủ gặp mặt và đối thoại với thanh niên: Kỳ vọng sức bật từ phát triển khoa học công nghệ

Người trẻ miền Tây vừa hào hứng vừa trăn trở, kỳ vọng về những bước tiến trong lĩnh vực mình công tác khi có cơ hội đối thoại với Thủ tướng Chính phủ về chủ đề "Thanh niên VN tiên phong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.