Kể những câu chuyện đời

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những góc ảnh từ trên cao ghi lại khoảnh khắc đổi thay của các công trình đô thị, giao thông… trong thành phố, hay góp nhặt những câu chuyện đời thường dung dị mỗi ngày để kể lại qua các fanpage trên mạng xã hội... Người trẻ trong thành phố yêu thương nơi mình đang sống, kể những câu chuyện đời đẹp đẽ theo cách của riêng mình.

Từ trên cao

Trên không gian Facebook, hình ảnh những tòa nhà cao tầng, kiến trúc thành phố, hạ tầng giao thông… của nhiều quốc gia trên thế giới được các bạn trẻ yêu thích và lập nên một cộng đồng riêng để chia sẻ về nơi mình đang sống. Cities Skylines (tên gọi phỏng theo tên một game online về xây dựng thành phố) - được hiểu nôm na là hội dành cho những người thích ngắm thành phố từ trên cao.

Tại TPHCM, nhóm 15 bạn trẻ cũng thành lập fanpage Saigon Viewers để chia sẻ hình ảnh về thành phố từ trên cao và những công trình mới đang dần hoàn thiện trong thành phố. Thành lập từ tháng 2-2020, gần 8 tháng, Saigon Viewers đã thu hút hơn 16.300 lượt theo dõi. Trương Minh (28 tuổi, người thành lập Saigon Viewers) chia sẻ: “Tôi có cơ hội tiếp cận cộng đồng đam mê Cities Skylines ở nước ngoài, nói đơn giản là nơi những người thích ngắm nhìn thành phố từ trên cao, nhìn những tòa nhà cao tầng. Trên mạng xã hội, nội dung các fanpage về TPHCM chưa có loại hình này, nên tôi có ý tưởng lập fanpage về chủ đề này để kết nối với những người cùng sở thích và có thể giới thiệu đến cộng đồng mạng trong nước cũng như nước ngoài về sự thay đổi, phát triển từng ngày của thành phố, những công trình hiện đại đang dần hoàn thành”.

 Hình ảnh TPHCM từ trên cao do Saigon Viewers thực hiện
Hình ảnh TPHCM từ trên cao do Saigon Viewers thực hiện


15 bạn trẻ đa phần là sinh viên, có người ở thành phố, có người đến từ nhiều tỉnh thành lân cận. Mỗi người phụ trách một phần việc theo khả năng của bản thân như: người chụp ảnh, người viết nội dung, thiết kế ảnh… “Số lượng theo dõi trên mạng xã hội như fanpage của tụi mình không đáng kể so với nhiều fanpage có nội dung khác. Nhưng ngay từ đầu, nhóm đã thống nhất với nhau chỉ viết về thành phố, không chạy theo những nội dung gây sốc để câu lượt thích, câu lượt xem. Tụi mình chọn đề tài này vì có chung một tình yêu với thành phố và nơi đây đã kết nối bọn mình đến với nhau. Nhóm mong muốn chia sẻ hình ảnh, đời sống, văn hóa, xã hội… ở thành phố đến với các bạn ở tỉnh thành khác và cao hơn nữa là có thể vươn ra thế giới thông qua việc kết nối, chia sẻ không giới hạn của mạng xã hội, để mọi người hiểu hơn về cuộc sống nơi đây”, Minh cho biết thêm.

Và không ai bảo ai, các thành viên của Saigon Viewers tự đặt cho mình một nhiệm vụ. “Không ai ép buộc mình phải yêu nơi này hay cống hiến cho nơi đây, nhưng tụi mình tự nói với nhau, sứ mệnh của bọn mình và Saigon Viewers là làm cho mọi người yêu thành phố này hơn nữa. Trong tương lai, nhóm vẫn sẽ viết và chia sẻ hình ảnh về thành phố trên cao, kiến trúc đô thị, giao thông... Tụi mình cũng ấp ủ sẽ viết thêm nội dung khác như ẩm thực, văn hóa, để có thể kết nối được với nhiều lứa tuổi và sở thích khác nhau, lan tỏa tình yêu thành phố đến với càng nhiều người càng tốt”, Trương Minh tâm sự.

Góc nhỏ đời thường

“Khu vực quận 3 đang có mưa, mọi người có việc qua đây nhớ mang theo áo mưa”, dòng chia sẻ trên fanpage Sài Gòn Tánh Kỳ nhanh chóng nhận được bình luận và chia sẻ. Tài khoản Mỹ Thanh viết: “Mình sắp có việc qua quận 3 đây, cảm ơn bạn chia sẻ”; “Hên quá! Đang tính qua quận 3, thôi nán lại chút” tài khoản Anh Khoa bình luận; “Cảm ơn admin, mình đem sẵn áo mưa rồi”, tài khoản Hằng Nguyễn viết…

Hơn 2 năm thành lập (từ tháng 10-2018), fanpage Sài Gòn Tánh Kỳ (hơn 112.000 lượt theo dõi) vẫn xuyên suốt những câu chuyện vụn vặt trong đời sống thường ngày ở thành phố như: địa chỉ các quán cơm 2.000, cháo miễn phí, hay chuyện chú tài xế xe buýt tuyến 86 mua sẵn áo mưa để trên xe cho khách xài… Hoặc đơn giản hơn là những cảnh báo thời tiết mưa gió, vài điểm đường kẹt xe để mọi người lưu ý khi di chuyển.

“Tôi là dân tỉnh lên đây học và đi làm, ban đầu cũng nghe vài người hay nói cuộc sống ở đây xô bồ lắm, nhưng ở rồi mới biết. Dù ở thành phố này hay bất cứ nơi nào khác thì vẫn có cái tốt, cái xấu xen lẫn, nên nói nơi đây xô bồ hay phức tạp thì oan quá. Cũng gần 10 năm tôi ở thành phố này, những câu chuyện mà hàng ngày được nghe, được thấy nhiều nhất là những điều dễ thương, nho nhỏ như: nhắc gạt chống xe, nhắc kéo dây khóa balô, quán cơm 2.000, những nhóm đi phát cháo đêm… Chuyện nhỏ nhưng góp phần làm thành phố đẹp hơn mỗi ngày, tôi lập ra fanpage để lan tỏa những câu chuyện này đến với nhiều người hơn. Thành phố này không chỉ đông người, mà còn rất đông tình người”, Trần Chính Quang (25 tuổi, nhân viên ngân hàng, ngụ quận Bình Thạnh), người sáng lập fanpage Sài Gòn Tánh Kỳ chia sẻ.

Và có lẽ khi xây dựng điều gì đó bằng tình yêu, vấn đề lợi nhuận hay kiếm tiền từ mạng xã hội không phải là mục đích chính của những người trẻ yêu thành phố. Quang kể: “Fanpage là do mình lập, không chịu ràng buộc từ công ty nào hết, nên hiện tại dù lượt xem đáng kể nhưng mình vẫn mong muốn fanpage làm nơi lan tỏa những câu chuyện tốt đẹp về thành phố lên mạng xã hội hơn là khai thác quảng cáo, dù có vài nơi đã ngỏ ý”. Với Saigon Viewers cũng thế, nhóm không đặt nặng vấn đề khai thác lợi nhuận từ fanpage hay cố gắng tạo nhiều lượt theo dõi để kiếm tiền từ mạng xã hội. Lợi nhuận lớn nhất mà Trương Minh cùng nhóm bạn nhận được chính là phản hồi từ người xem. Minh chia sẻ: “Có khi nhận được tin nhắn chia sẻ từ các cô chú lớn tuổi, nhóm mình cảm thấy vui lắm vì hình ảnh, bài viết của mình được nhiều người quan tâm. Nhiều bạn trẻ cũng hay chia sẻ hình ảnh những tòa nhà, con đường trong thành phố do các bạn chụp để tặng cho trang có thêm tư liệu và chia sẻ lên để nhiều người cùng xem”.

Nếu bạn muốn thấy xã hội tốt đẹp hơn, con người ta sống với nhau bằng chữ tình... thì chính chúng ta hãy làm nên sự thay đổi đó, bắt đầu từ những việc nhỏ ở trước mắt như: nói cảm ơn nhiều hơn, mỉm cười nhiều hơn và suy nghĩ mọi thứ ở góc nhìn tích cực hơn. Dù mạng xã hội vẫn còn đó những điều chưa hay, nhưng với sự nỗ lực của bạn trẻ trong việc xây dựng hình ảnh về thành phố, kể những câu chuyện đời thường đẹp đẽ, những việc nhỏ này sẽ góp phần làm nên một hình ảnh về thành phố ngày càng hiện đại và nhân văn, từ đời sống đến không gian mạng.

Theo KIM LOAN (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.