Kbang giảm tình trạng tảo hôn ở các xã thực hiện Đề án 498

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Năm 2022, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bố trí 292 triệu đồng để thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2015-2025” theo quyết định 498/QĐ-TTg, ngày 14-4-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án 498).
Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện mô hình điểm về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở xã Lơ Ku. Ảnh: Minh Ngân

Ban Chỉ đạo Đề án 498 huyện Kbang tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong thực hiện mô hình điểm về giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ở xã Lơ Ku. Ảnh: Minh Ngân

Theo đó, các ngành, đoàn thể từ huyện đến xã đã tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; xây dựng 2 mô hình điểm ở vùng DTTS có tỷ lệ tảo hôn, nguy cơ hôn nhân cận huyết thống cao là xã Lơ Ku và Sơn Lang.

Từ khi thực hiện mô hình “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số" thì tình trạng hôn nhân cận huyết thống không còn xảy ra; tỷ lệ tảo hôn ở các xã triển khai thực hiện mô hình điểm giảm so với năm 2021, như: xã Lơ Ku giảm 7 cặp, xã Sơn Lang giảm 2 cặp.

Tuy nhiên, tình trạng tảo hôn toàn huyện vẫn còn tăng 11 cặp so với năm 2021 (Năm 2021 có 28 cặp tảo hôn, năm 2022 có 39 cặp tảo hôn). Một số địa phương có tỷ lệ tảo hôn tăng đột biến là xã Tơ Tung tăng 9 cặp, xã Kông Lơng Khơng tăng 6 cặp, thị trấn Kbang tăng 4 cặp…

Năm 2023, huyện Kbang bố trí hơn 360 triệu đồng để tiếp tục thực hiện các nội dung của Đề án 498; phấn đấu duy trì, ngăn chặn không để tái diễn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; giảm tỷ lệ tảo hôn 2%-3%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

Gia đình: Điểm tựa yêu thương

(GLO)- Bằng sự bình yên và gắn kết bền chặt, gia đình luôn là điểm tựa yêu thương của mỗi người trong cuộc sống. Với ý nghĩa đó, Ngày Quốc tế Gia đình (15-5) là dịp đề cao, tôn vinh vai trò gia đình trong cộng đồng trước những đổi thay nhanh chóng của nhịp sống hiện đại.

Làng Hát nói không với bạo lực gia đình

Làng Hát nói không với bạo lực gia đình

(GLO)- Nhằm ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Pia (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) Phòng-chống bạo lực gia đình tại làng Hát, đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

null