Kbang: Đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo nhờ tín dụng chính sách

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Huyện Kbang có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16%, trong đó hộ nghèo người dân tộc thiểu số chiếm trên 90%. Để giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, những năm qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện đã tích cực phối hợp với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể của địa phương triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách.

Để tìm hiểu về hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi tìm đến gia đình ông Đinh Văn Bói (dân tộc Bahnar, làng Ôr, xã Kông Lơng Khơng). Ông Bói cho biết: “Năm 2013, tôi đã mạnh dạn vay 30 triệu đồng từ nguồn vốn ưu đãi cho vay hộ nghèo của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để mua 2 con bò sinh sản. Qua hơn 2 năm chăm sóc, bò đã phát triển và sinh sản. Nhờ vậy, tôi đã trả hết nợ cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện; hiện tôi còn 3 con để nuôi. Cuối năm 2015, gia đình tôi đã thoát nghèo. Ngoài ra, tôi còn có nguồn phân để bón cho 2,6 ha mía”.

 

Nhờ vay vốn đầu tư nuôi bò sinh sản, nhiều gia đình ở Kbang đã thoát nghèo. Ảnh: Đức Thụy
Nhờ vay vốn đầu tư nuôi bò sinh sản, nhiều gia đình ở Kbang đã thoát nghèo. Ảnh: Đức Thụy

Cũng từ nguồn tín dụng chính sách này, gia đình bà Đinh Thị Ngắt (làng Nua, xã Kông Pla) giờ cũng đã thoát nghèo. Năm 2013, gia đình bà vay 20 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để trồng và chăm sóc 2 ha mía. Nhờ đầu tư hiệu quả, diện tích mía của gia đình bà phát triển tốt, cho năng suất cao. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình bà thu nhập 80-90 triệu đồng. Hiện gia đình bà Ngắt cũng đã trả hết nợ ngân hàng.

Theo bà Đinh Thị Xoai-Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn làng Đak Tơ Nglông (xã Sơn Lang), qua các chương trình tín dụng chính sách, nhận thức của 70 hộ người Bahnar của làng đã thay đổi rõ rệt. Bà con đã biết cách làm ăn, biết sử dụng nguồn vốn chính sách đúng mục đích. Từ  chỗ chỉ có 9 hộ vay vốn với tổng số tiền 35 triệu đồng (bình quân 3,8 triệu đồng/hộ), đến nay, trong làng đã có 51 hộ vay vốn với tổng số tiền hơn 1,5 tỷ đồng (bình quân 37 triệu đồng/hộ). Nhờ mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế gia đình, đến nay đã có 30 hộ trong làng thoát nghèo bền vững. Ngoài ra, 100% tổ viên tham gia gửi tiết kiệm với số dư đạt 70 triệu đồng (bình quân 1,7 triệu đồng/hộ).

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Thủ-Chủ tịch UBND xã Nghĩa An, cho biết: “Xã xác định nguồn vốn tín dụng chính sách là một trong những nguồn lực quan trọng để tạo việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn. Do vậy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong xã luôn phối hợp chặt chẽ với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đảm bảo hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay một cách tốt nhất. Nhờ đó đến nay, xã đã về đích nông thôn mới”.

Trong 10 năm qua, tổng dư nợ cho vay tín dụng chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Kbang đạt 287 tỷ đồng với 14 ngàn lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được thụ hưởng. Các chương trình này đã góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện thời gian qua. Cụ thể, trung bình mỗi năm, huyện giảm được 5% số hộ nghèo (tương đương khoảng 840 hộ thoát nghèo, trong đó có khoảng 730 hộ đồng bào dân tộc thiểu số). Ngoài ra, các chương trình tín dụng chính sách làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số, giúp họ tự tin đầu tư phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập.

Bà Đinh Thị Thu Hiền-Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện, cho biết: Thời gian qua, Phòng Giao dịch đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn người dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, nhất là định hướng phát triển kinh tế theo lợi thế của từng vùng để người dân đầu tư, sử dụng đồng vốn phát huy hiệu quả. Mặc dù hiện nay, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện vẫn còn khó khăn nhưng có thể khẳng định chương trình tín dụng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

Nguyễn Công Đạo

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.