Ia Pa nỗ lực kéo giảm tình trạng tảo hôn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) có hơn 70% dân số là người dân tộc thiểu số (DTTS). Do nhận thức còn hạn chế nên một số vùng đồng bào DTTS hiện vẫn còn tình trạng tảo hôn, gây nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội.

Chị Nay H’Nơn (buôn Ia Rniu, xã Ia Broăi) lấy chồng từ năm 17 tuổi. Tuy mới 27 tuổi nhưng chị đã sinh 4 đứa con, đứa lớn nhất 10 tuổi, đứa nhỏ nhất mới 1 tuổi. Gia đình chị thuộc diện hộ nghèo, cả gia đình sống trong ngôi nhà cũ nát, tài sản không có gì đáng giá, không có ruộng rẫy. Cả 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào số tiền đi làm thuê của người chồng. Hàng ngày, từ sáng sớm, 3 đứa con lớn cùng nhau đi bắt cua, bắt ốc để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Chị chia sẻ: “Cuộc sống của gia đình tôi rất cực khổ. Ngày nào chồng tôi kiếm được việc thì có tiền mua gạo, còn không thì phải vay mượn”.

Chị Kpă H’Út-cán bộ dân số xã Ia Broăi-cho hay: Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn xã có 6 trường hợp tảo hôn. Mặc dù các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng tình trạng cưới vợ, gả chồng khi chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật vẫn còn diễn ra. Thực trạng này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản, chất lượng dân số, nguồn nhân lực và tiềm ẩn nguy cơ đói nghèo. “Hiện nay, tình trạng tảo hôn ở xã diễn ra khá nhiều. Hệ lụy của tảo hôn là không hề nhỏ. Một số cặp vợ chồng do mâu thuẫn dẫn đến bỏ nhau”-chị H’Út chia sẻ.

Cán bộ dân số xã Ia Broăi tuyên truyền cho người dân về hệ lụy của tảo hôn và kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Như Loan

Cán bộ dân số xã Ia Broăi tuyên truyền cho người dân về hệ lụy của tảo hôn và kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: Như Loan

Theo thống kê của Phòng Dân tộc huyện Ia Pa, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn huyện có 205 cặp tảo hôn (chiếm 15,73%), trong đó, số cặp tảo hôn là người DTTS chiếm 99,02%. Riêng từ đầu năm đến nay, toàn huyện có 41 trường hợp tảo hôn. Độ tuổi tảo hôn trung bình của người DTTS đối với nam khoảng 18-19 tuổi, nữ khoảng 15-17 tuổi. Nguyên nhân là do trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế; việc kết hôn được thực hiện chủ yếu theo tập quán. Công tác phối hợp quản lý học sinh giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ, thiếu sự quan tâm của cha mẹ cũng là nguyên nhân của vấn nạn tảo hôn. Trong khi đó, việc xử phạt vi phạm hành chính về tảo hôn còn gặp khó khăn do phần lớn các gia đình đều thuộc diện khó khăn, không có khả năng nộp phạt.

Ông Trần Xuân Hiệp-Trưởng phòng Dân tộc huyện-cho biết: “Để kéo giảm tình trạng tảo hôn, Phòng Dân tộc huyện tiếp tục tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025”. Bên cạnh đó, Phòng tiếp tục phối hợp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan đến hôn nhân và gia đình cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Đặc biệt, đơn vị sẽ phối hợp với Phòng Tư pháp tham mưu UBND huyện chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tiến hành xử lý nghiêm đối với hành vi tảo hôn và tổ chức tảo hôn theo quy định”.

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa nỗ lực ngăn chặn tảo hôn

Krông Pa nỗ lực ngăn chặn tảo hôn

(GLO)- Để ngăn ngừa tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tập trung đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân.
Bí quyết tạo dựng hạnh phúc của gia đình trẻ người Jrai

Bí quyết tạo dựng hạnh phúc của gia đình trẻ người Jrai

(GLO)- Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình đối với sự phát triển của xã hội là mục đích của chương trình gala “Gia đình trẻ hạnh phúc” và biểu dương 15 gia đình trẻ tiêu biểu toàn quốc do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam phối hợp với Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) tổ chức vào ngày 8-11 vừa qua.

Bị phạt... vẫn vui

Bị phạt... vẫn vui

(GLO)- Trẻ con khám phá thế giới qua các giác quan và thường thông qua những hoạt động hàng ngày để hiểu hơn về cuộc sống. Càng khám phá được nhiều điều mới lạ, trẻ càng mày mò tìm hiểu thế giới xung quanh. Và, trong những lần như thế, không ít lần trẻ làm sai, không theo ý người lớn và bị phạt.
Thống nhất bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã

Thống nhất bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã

(GLO)- Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, căn cứ tình hình thực tiễn; Thủ tướng Chính phủ đồng ý bỏ quy định dừng nhập khẩu động vật hoang dã. Việc nhập khẩu sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy

Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy

(GLO)- Mặc dù đã giảm so với trước nhưng tình trạng tảo hôn vẫn còn xảy ra, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc kết hôn khi chưa đủ tuổi, rồi sinh con đã gây nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với sức khỏe của mẹ và bé.
Rèn luyện tính tự giác ở trẻ con

Rèn luyện tính tự giác ở trẻ con

(GLO)- Tôi thường giục 2 con đi ngủ sớm, để sáng mai còn đi học. Nhưng sáng nào cũng như sáng nào, tôi luôn phải lặp đi lặp lại “điệp khúc” hối thúc con trong vội vàng, có lúc còn lớn tiếng. Có lẽ nhà nào có con nhỏ cũng vậy vì trẻ con hầu hết đều... giống nhau.
Lấy vợ hơn 10 năm, phát hiện 2 con không cùng huyết thống

Lấy vợ hơn 10 năm, phát hiện 2 con không cùng huyết thống

(GLO)- Người đàn ông ở Phú Yên “chết đứng” khi biết 2 người con ông yêu thương không phải là con ruột. Sự việc phơi bày khi ông đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc trở về và phát hiện vợ ngoại tình. Nghi ngờ 2 người con không phải là con ruột nên ông đi xét nghiệm và mọi việc đã rõ.