Ia Pa khai thác tiềm năng để giảm nghèo bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo huyện Ia Pa không ngừng khởi sắc, ghi dấu ấn với các thành quả đáng tự hào trên các lĩnh vực. Đây là tiền đề quan trọng để huyện tiếp tục khai thác tốt tiềm năng để hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện, bền vững.

Nhiều khởi sắc

Huyện Ia Pa được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Ayun Pa (cũ) theo Nghị định số 104/2002/NĐ-CP ngày 18-12-2002 của Chính phủ. Được sự quan tâm đầu tư của tỉnh, sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự đoàn kết trong hệ thống chính trị, tinh thần chung sức của các tầng lớp nhân dân, sau hơn 20 năm, diện mạo huyện Ia Pa có nhiều khởi sắc. Kết quả nổi bật là tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân trên 11%/năm.

Năm 2023, huyện thực hiện đạt và vượt 17/19 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện là 37.407 ha, đạt 104,1% kế hoạch và bằng 105,1% so với năm 2022. Tổng sản lượng lương thực đạt 72.885 tấn; tổng giá trị sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp là 236,4 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch và bằng 117,32% so với năm 2022; tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn được 22,6 tỷ đồng, đạt 106,06% dự toán HĐND huyện giao và đạt 114,55% dự toán UBND tỉnh giao.

Ông Trần Văn Hùng-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Phòng chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi hơn 5.190 ha cây trồng các loại trên vùng đất kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn, phục vụ nhu cầu thị trường như: dưa hấu, khoai lang, thuốc lá; ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.

Từ nguồn vốn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, Phòng đã triển khai các dự án hỗ trợ giống lúa mới TBR1, Đài Thơm 8, LH12, BC15, TBR97, ĐT10 trên địa bàn 9 xã với tổng diện tích 2.090 ha của 5.051 hộ tham gia, năng suất đạt 7-8 tấn/ha; mô hình sản xuất các giống lúa TBR97 và Đài Thơm 8 tại xã Kim Tân đạt chứng nhận VietGAP với 10 hộ tham gia trên diện tích 20 ha, năng suất đạt 8 tấn/ha.

Huyện cũng triển khai mô hình trình diễn thâm canh giống mì mới HN5 kháng bệnh khảm lá trên diện tích 37 ha với 41 hộ tham gia tại các xã: Kim Tân, Chư Răng, Pờ Tó, Chư Mố và Ia Tul.

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác giống lúa mới. Ảnh: V.C

Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn người dân kỹ thuật canh tác giống lúa mới. Ảnh: V.C

Cũng theo Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, địa phương đã tập trung các biện pháp phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Toàn huyện có 6 trang trại chăn nuôi heo và 6.000 hộ chăn nuôi với hơn 423.000 con gia súc, gia cầm. Trong năm, huyện đã phân bổ 620 lít hóa chất để tiêu độc, khử trùng môi trường và 21.799 liều vắc xin phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Nhờ vậy, đàn vật nuôi phát triển khỏe mạnh, không có dịch bệnh xảy ra.

Bên cạnh đó, huyện đã phân bổ, điều chỉnh kịp thời các nguồn vốn ngân sách cho các cơ quan, đơn vị thực hiện; cấp phát kinh phí hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng chính sách. Các chương trình hỗ trợ vùng dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn được tiến hành kịp thời, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được chú trọng.

Công tác giảm nghèo được đặc biệt chú trọng. Ông Huỳnh Vĩnh Hương-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện-thông tin: Năm 2023, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong huyện đã vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” được gần 583 triệu đồng; huy động nguồn hỗ trợ của doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng 8 căn nhà “Đại đoàn kết”; trao sinh kế, hỗ trợ cây-con giống, mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; tặng hơn 1.000 suất quà và nhu yếu phẩm với tổng trị giá hơn 670 triệu đồng.

Đặc biệt, MTTQ và các tổ chức thành viên đã phối hợp tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và người dân xây dựng 241 nhà tiêu hợp vệ sinh với tổng số tiền 3,6 tỷ đồng; di dời 130 chuồng trại chăn nuôi ra xa gầm sàn nhà; thu gom, xử lý hơn 4.200 kg rác thải; khơi thông 5.000 km kênh mương; vận động 45 hộ dân đồng thuận giải phóng mặt bằng để làm đường bê tông với chiều dài 1.152 m.

Đến cuối năm 2023, toàn huyện còn 2.174 hộ nghèo (chiếm 15,26%) và 1.353 hộ cận nghèo (chiếm 9,5%). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 93,63%.

Các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đào tạo, lao động việc làm đều bám sát kế hoạch và triển khai thực hiện tích cực. Năm học 2023-2024, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện duy trì 28 đơn vị trường học với 376 lớp/12.362 học sinh; mở 11 lớp xóa mù chữ với 317 học viên tham gia. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với Trường Cao đẳng Gia Lai mở 10 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí so với năm 2022; phạm pháp hình sự giảm 2 vụ so với năm trước. Công tác quốc phòng, quân sự địa phương được củng cố vững chắc.

Khai thác tiềm năng để bứt phá

Chủ tịch UBND huyện Huỳnh Văn Trường xác định: “Năm 2024 là thời điểm tăng tốc để hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025. Do đó, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện tập trung triển khai nhiều biện pháp, tạo bước đột phá nhằm sớm hoàn thành các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII đề ra”.

Trên cơ sở đó, năm 2024, huyện đề ra các chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ gia tăng giá trị sản xuất đạt 11,93%; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng (trong đó, nông nghiệp chiếm 47,97%; công nghiệp-xây dựng chiếm 31,2%; dịch vụ-thương mại 20,83%); thu nhập bình quân đầu người đạt 47,5 triệu đồng; tổng diện tích gieo trồng đạt 37.708 ha; tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 75.276 tấn; tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 23 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 94%; xây dựng xã Kim Tân đạt chuẩn nông thôn mới; có 3 thôn làng đạt chuẩn nông thôn mới trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Diện mạo huyện Ia Pa ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: V.C

Diện mạo huyện Ia Pa ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: V.C

Để hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu trên, theo Chủ tịch UBND huyện, Ia Pa tiếp tục đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thân thiện để thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư, liên kết sản xuất. Huyện cũng sẽ đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng đa dạng hóa, đem lại hiệu quả kinh tế cao, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tạo ra sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, không thể lây lan ra diện rộng.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng đất gắn với Dự án đánh giá thích nghi đất đai, phân vùng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến năm 2030 trên địa bàn huyện, nhất là vùng trồng cây dược liệu, vùng sản xuất rau, hoa và cây ăn quả.

Cùng với đó, chú trọng lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn của Trung ương, tỉnh, huyện và đóng góp của người dân để đẩy nhanh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đảm bảo thực chất, đi vào chiều sâu, đạt chỉ tiêu đề ra.

Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ khu vực trung tâm huyện. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, điện, nước, chợ, trường học, khu vui chơi, giải trí nhằm thu hút dân cư để sớm đủ điều kiện thành lập thị trấn Ia Pa đúng quy định.

Xúc tiến đầu tư theo mô hình xã hội hóa hoặc hợp tác công-tư để xây dựng bến xe, trung tâm thương mại, cụm công nghiệp của huyện. Phối hợp với cơ quan, ban, ngành rà soát, thống kê, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án hồ chứa nước Ia Thul đúng quy định, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

Tập trung triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Rah Lan H’Dry khẳng định: “Trên cơ sở kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung trí tuệ, đưa ra quyết sách đúng đắn, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân chung tay hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế-xã hội.

Đặc biệt, huyện luôn mở cửa chào đón, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư vào hợp tác làm ăn, khai thác tiềm năng, lợi thế, gắn bó lâu dài, chung tay xây dựng huyện nhà phát triển toàn diện và bền vững”.

Có thể bạn quan tâm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

Người dệt chuyện đời trên thổ cẩm

(GLO)- Những chuyện kể về tháng ngày dân làng đoàn kết một lòng chống giặc, chuyện mùa gặt trên nương rẫy hay ngày làng có lễ hội… đều được nghệ nhân Rơ Châm Monh (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) tạo thành hoa văn trên thổ cẩm.
Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

Kiến tạo phát triển từ tầm nhìn quy hoạch

(GLO)- Không chỉ giúp hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển, quy hoạch tỉnh còn được xem như một chỉ dẫn quan trọng để định vị những giá trị, cơ hội cũng như xác định những thách thức trong tương lai.
Người thầy giữa đại ngàn

Người thầy giữa đại ngàn

(GLO)- Hè năm 2004, bản thảo tiểu thuyết “Màu rừng ruộng” của tôi đang giữa chừng thì tắc mạch. Sau chuyến đi Buôn Đôn, tôi đã được dũng sĩ săn voi Ama Kông “vẽ đường” cho nhân vật Y Than.

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

Năng lượng tái tạo: Đòn bẩy tăng trưởng xanh

(GLO)- Trong định hướng phát triển, Gia Lai xác định năng lượng tái tạo là một trong những trụ cột của ngành công nghiệp. Với định hướng đó, tỉnh đã và đang phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo, hướng đến tăng trưởng xanh.
Bác sĩ về làng

Bác sĩ về làng

(GLO)- “Ơi bà con, ngày mai có đoàn bác sĩ của tỉnh xuống thăm khám sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em trong làng. Bà con đến Nhà văn hóa cộng đồng để được thăm khám nhé”-chị Hrac-cán bộ y tế làng Amil (xã Ayun, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) trực tiếp đến từng nhà thông báo.
“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

“Vua sáng chế” Phạm Văn Bình

(GLO)- Dù mới học lớp 5 và chưa từng qua trường lớp đào tạo nào về cơ khí nhưng ông Phạm Văn Bình (SN 1978, thôn Hưng Hà, xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã sáng chế nhiều máy nông nghiệp giúp người nông dân giảm chi phí nhân công, tăng năng suất lao động.
Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

Ia Grai quyết tâm phát triển toàn diện

(GLO)- Năm 2023, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện cùng sự nỗ lực của các ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp và người dân, huyện Ia Grai đã đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế-xã hội đề ra.

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

Chư Păh đẩy mạnh thực hiện “3 đột phá”

(GLO)- Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc huyện Chư Păh đã đoàn kết, chung sức, đồng lòng nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để địa phương có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2024 và giai đoạn 2021-2025.

Nối dài những đường tơ

Nối dài những đường tơ

(GLO)- Kết nối những giá trị vượt thời gian của thổ cẩm Tây Nguyên vào thời trang, nhà thiết kế (NTK) Minh Hạnh đã khiến thổ cẩm thăng hoa trên các sàn diễn trong nước và quốc tế hàng thập kỷ qua.
Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

Hiện thực hóa khát vọng trở thành vùng động lực Tây Nguyên

(GLO)- Gia Lai phấn đấu đến năm 2045 sẽ trở thành “Cao nguyên sinh thái, thể thao và sức khỏe”; trở thành điểm đến xanh, giàu bản sắc vì mục tiêu sức khỏe con người; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế xanh, bền vững, đưa Gia Lai trở thành điểm đến hấp dẫn trên cao nguyên Pleiku, Kon Hà Nừng.
Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

Phát huy nội lực xây dựng Chư Prông giàu mạnh

(GLO)- Năm 2023, huyện Chư Prông đã hoàn thành và vượt 21/21 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đặt ra những mục tiêu phấn đấu trong năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2025.

Rừng-biển kết nối

Rừng-biển kết nối

(GLO)- Truyền thuyết kể rằng, khi Lạc Long Quân trở về biển, nhớ chồng, nàng Âu Cơ thường đứng trên núi cao hướng về Biển Đông gọi tên cha của các con.
Dạo rừng ngày xuân

Dạo rừng ngày xuân

(GLO)- 

Một chuyến về với rừng già trong dịp xuân này có lẽ sẽ là gợi ý hay dành cho những ai muốn tìm kiếm sự yên tĩnh gần như tuyệt đối từ khung cảnh xung quanh.

Đọc thơ trên đất Mỹ

Đọc thơ trên đất Mỹ

(GLO)- Năm 2000, tôi, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ cùng nhà văn Tô Đức Chiêu được mời sang Mỹ giao lưu với các bạn cựu chiến binh tại Trung tâm William Joiner (Đại học Massachusetts, Boston).