Ia Grai: Xây dựng đời sống văn hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đến nay, huyện Ia Grai (Gia Lai) có 18.858 gia đình văn hóa (đạt gần 74%); có 123  thôn, làng, tổ dân phố văn hóa (đạt gần 93%) cùng gần 70 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu công sở văn hóa.
Phát huy bản sắc văn hóa 
Ông Lê Ngọc Quý-Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, kiêm Trưởng ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Ia Grai-cho biết: Huyện chú trọng phát huy vai trò của các cấp ủy Đảng, chính quyền và Ban chỉ đạo các cấp trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Đồng thời, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiềm năng du lịch, quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của địa phương, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.
 Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở làng Mít Jép (xã Ia O, huyện Ia Grai).  Ảnh: T.N
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở làng Mít Jép (xã Ia O, huyện Ia Grai). Ảnh: T.N
 Phòng Văn hóa-Thông tin (cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện) đã thường xuyên tham mưu cho UBND huyện tổ chức nhiều hoạt động như: liên hoan văn nghệ quần chúng, liên hoan cồng chiêng, giao lưu văn hóa, văn nghệ…, góp phần lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số. Riêng liên hoan cồng chiêng được tổ chức định kỳ 2 năm/lần ở cấp huyện với các nội dung phong phú như trình diễn nghệ thuật cồng chiêng, các nghi thức lễ hội, các điệu múa mang đậm bản sắc dân tộc của người Jrai thu hút hàng trăm nghệ nhân của các xã, thị trấn tham gia…
Bà Ksor H'Nga-Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Ia Grai-cho hay: Văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số luôn được huyện chú trọng gìn giữ, phát huy. Công tác bảo tồn các bộ cồng chiêng cổ, phát triển các đội cồng chiêng, văn nghệ quần chúng luôn được ngành và các xã, thị trấn quan tâm, nhân dân tham gia hưởng ứng. Toàn huyện hiện có 85 đội cồng chiêng, 1.116 bộ cồng chiêng các loại, trong đó có 353 bộ chiêng quý. Trên địa bàn có nhiều nghệ nhân thuộc các lĩnh vực văn hóa dân gian như chỉnh chiêng, đan lát, dệt thổ cẩm, kể khan, tạc tượng nhà mồ, chế tác nhạc cụ….
Cũng theo bà H'Nga, cùng với quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng và các thiết chế văn hóa theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới tại các xã, hoạt động tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh không dây ở cơ sở đã được huyện quan tâm đầu tư, phát huy hiệu quả, giúp nhân dân hiểu và chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn với thực hiện phong trào xây dựng đời sống văn hóa và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.  
Xây dựng môi trường văn hóa cơ sở 
Theo ông Nguyễn Ngọc Anh-Chánh Văn phòng HĐND-UBND huyện Ia Grai: “Mới đây, UBND huyện đã tổ chức lễ phát động phong trào cán bộ, công chức, viên chức toàn huyện thi đua thực hiện văn hóa công sở giai đoạn 2019-2024. Trọng tâm của phong trào là thực hiện tốt chức trách nhiệm vụ được giao, quy định về không uống rượu bia buổi trưa trong ngày làm việc. Đồng thời, đề cao vai trò nêu gương, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, các cơ quan, đơn vị đối với kết quả, hiệu quả, chất lượng thực hiện nhiệm vụ, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị”.
Hoạt động thể thao quần chúng tại huyện Ia Grai. Ảnh: T.N
Hoạt động thể thao quần chúng tại huyện Ia Grai. Ảnh: T.N
Qua đó, các Công đoàn cơ sở đã chú trọng tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, viên chức, người lao động về phong trào xây dựng đời sống văn hóa. Tích cực thực hiện các tiêu chí về cơ quan, công sở đạt chuẩn văn hóa, hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn, thực hiện nếp sống văn minh và môi trường văn hóa nơi làm việc. Ông Trương Thế Vinh-Trưởng phòng Y tế huyện-cho biết: “Trung tâm Y tế huyện bố trí nơi đón tiếp bệnh nhân phù hợp, lịch sự; thường xuyên tập huấn nâng cao các kỹ năng giao tiếp, thái độ phục vụ cho cán bộ và nhân viên y tế, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Đội ngũ cán bộ, nhân viên thực hiện nghiêm thời gian làm việc theo quy định, trực chuyên môn 24/24 giờ, cấp cứu kịp thời, làm tốt việc khám-chữa bệnh, sử dụng thuốc an toàn, có phong cách, thái độ, phục vụ người bệnh và thân nhân thân thiện theo phương châm “Người bệnh đến đón tiếp niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo”.  
Xã Ia Dêr là đơn vị tiêu biểu của huyện và tỉnh về thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Xã vừa được Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong phong trào này. Ông Puih Blí-Chủ tịch UBND xã Ia Dêr-cho biết: Hệ thống chính trị của xã quan tâm hướng dẫn nhân dân tổ chức thực hiện hương ước, quy ước ở thôn, làng, xây dựng nếp sống văn minh, xóa bỏ những tập tục lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. Đồng thời, tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từng bước giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Sau khi xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, làng Jút 2 cũng vừa được UBND huyện công nhận làng nông thôn mới. Làng Breng 2 cũng đang tích cực phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận làng nông thôn mới trong năm nay.
THANH NHẬT

Có thể bạn quan tâm

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

Thơ Nguyễn Ngọc Phú: Tấm áo Điện Biên

(GLO)- Tấm áo trấn thủ đã trở thành biểu tượng gắn liền với người chiến sĩ Điện Biên trong suốt 56 ngày, đêm "đánh lấn từng thước đất". Ngắm nhìn tấm áo ấy được trưng bày trong bảo tàng, tác giả Nguyễn Ngọc Phú bồi hồi, tưởng như được sống lại phút giây chiến đấu hào hùng của cha anh.
Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

Thơ Hà Hoài Phương: Tự khúc

(GLO)- "Tự khúc" của tác giả Hà Hoài Phương là những chiêm nghiệm rất thực về cuộc đời. Sau cơn mưa trời lại sáng, không có điều gì tồn tại mãi, dù đó có là những niềm vui, hạnh phúc hay khổ đau...
Xếp sách nghệ thuật

Xếp sách nghệ thuật

(GLO)- Như một kiến trúc sư với nguyên vật liệu là sách, các nhân viên Thư viện tỉnh Gia Lai đã dày công sáng tạo và mô phỏng thành công nhiều công trình văn hóa-lịch sử đẹp mắt nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về văn hóa đọc.
Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

Thơ Ngô Thanh Vân: Vào hội

(GLO)- Đất trời Tây Nguyên trong bung biêng thanh âm cồng chiêng, men cay rượu cần nồng nàn, vấn vít, nhịp xoang quyến luyến, tay nắm tay chẳng rời... được nhà thơ Ngô Thanh Vân một lần nữa nhắc đến trong bài thơ "Vào hội".

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

Thơ Phạm Đức Long: Mây trắng trời quê

(GLO)- Biết bao nhiêu người đã ngã xuống, đổi máu xương cho đất nước, quê hương thanh bình. Thương xót và biết ơn, những dòng thơ của nhà thơ Phạm Đức Long cũng trở nên da diết: "Xin người hóa núi hóa sông/Ngàn năm mây trắng phiêu bồng bóng quê!"...

Ông Siu Phơ (bìa phải) thực hiện nghi lễ cúng với sự hỗ trợ của ông Rah Lan Hieo. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: Khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơtao Apui

(GLO)- Sáng 30-4, tại Khu Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai), UBND huyện Phú Thiện khai mạc lễ hội cầu mưa Yang Pơ tao Apui và Hội thi văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ XV năm 2024.
Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

Thơ Lữ Hồng: Cho người ở lại

(GLO)- Chúng ta đều yêu Pleiku nhưng không phải ai cũng chọn ở lại và gắn bó. Một lúc nào đó, vào chặng cuối cuộc đời, người Pleiku tha hương mới dâng đầy nỗi nhớ. Bài thơ của Lữ Hồng ngỡ là lời của một người ra đi gửi cho người ở lại, mà cũng có thể là lời của người ở lại gửi cho chính mình...