Hy hữu cha ruột kiện con gái để đòi lại bài vị của ông bà

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Ngày 3.6, TAND TPHCM tuyên án phiên phúc thẩm về vụ kiện dân sự đòi lại tài sản và yêu cầu xin lỗi công khai, giữa nguyên đơn là ông L.V.T. và bị đơn là chị L.T.N.A. (con gái ông T.).

 

Tại phiên xét xử phúc thẩm, bà N.A.  vắng mặt. Ông T. vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo của mình, buộc con gái ruột phải trả lại hai bài vị của cha, mẹ và bảng tên trên hũ cốt của cha ông.

HĐXX phúc thẩm nhận định pháp luật hiện hành không có quy định về việc sử dụng, chiếm hữu và định đoạt đối với bài vị là vật thờ cúng. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào khoản 2 Điều 113 Bộ luật Dân sự thì bài vị được coi là vật đặc định, không có vật thay thế. Dù vậy, ông T. lại không chứng minh được bài vị và hũ cốt tồn tại nên xem như vật không còn.

Đối với việc ông T. yêu cầu bà N.A. viết cam kết xin lỗi và không tiếp tục xúc phạm ông, HĐXX xét thấy bị đơn vắng mặt trong suốt quá trình xét xử nhưng căn cứ theo những bài viết trên Facebook cùng tài liệu chứng cứ mà ông T. cung cấp, xác định trang Facebook trên là của bà N.A.

Sau khi xem xét các chứng cứ, HĐXX chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của ông T., buộc con gái ông phải xin lỗi về việc đã lấy hũ cốt, bài vị của ông bà nội và sửa lại một phần bản án sơ thẩm.

Đối với yêu cầu đòi lại bài vị của ông T, tòa cho rằng không có căn cứ chấp nhận.

Theo nội dung vụ án, ông T. là con trai duy nhất trong gia đình. Sau khi cha mẹ mất, ông làm lễ hỏa táng, đem tro cốt gửi ngôi chùa ở TP.Biên Hòa, Đồng Nai. Tháng 9.2018, bà N.A. mâu thuẫn với cha và mẹ kế nên đến chùa lấy tro cốt, bài vị ông bà nội mang đi.

Theo lời ông T., ông nhiều lần yêu cầu trả nhưng con gái không chịu, còn có lời lẽ xúc phạm, đe dọa làm cuộc sống của ông xáo trộn. Ông T. nộp đơn kiện đến TAND quận 2, buộc con gái trả lại các di vật, xin lỗi công khai và chấm dứt xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đe dọa vợ ông. Sau thời gian đi tìm ông đã thấy hũ cốt của mẹ, còn hai bài vị bằng đá và bảng tên hũ cốt của cha không biết ở đâu.

Cuối năm ngoái, TAND quận 2 xử sơ thẩm bác yêu cầu của ông T. về việc buộc bà N.A. xin lỗi công khai vì nhắn tin xúc phạm nguyên đơn qua Zalo và Facebook. HĐXX đánh giá, những tin nhắn "có độ tin tưởng không cao, có thể làm giả, không được lập vi bằng". Ông T. lại không chứng minh được tin nhắn ảnh hưởng sức khỏe, gây ra thiệt hại.

Đối với yêu cầu buộc bà N.A.  không được đến nhà và ngôi chùa giữ tro cốt, theo tòa sơ thẩm là vượt quá phạm vi xét xử nên không thể xem xét.

Không đồng ý với phán quyết này, ông T. đã kháng cáo.

https://laodong.vn/phap-luat/hy-huu-cha-ruot-kien-con-gai-de-doi-lai-bai-vi-cua-ong-ba-809984.ldo
 

Theo Anh Tú (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.